Để Chè Nhiều Búp, Năng Suất Cao

Chè là cây lâu năm với thời gian thu hoạch búp gần như cả năm, do đó việc đảm bảo chất dinh dưỡng cho vườn chè có ý nghĩa quyết định năng suất trong nhiều năm khai thác.
Tùy theo điều kiện đất đai (hàm lượng mùn, dinh dưỡng khoáng, mức năng suất thu hoạch) áp dụng bón phân N:P:K theo tỷ lệ 3:1:1, với lượng 30kg N/tấn sản phẩm chè búp tươi. Lượng phân cụ thể như sau:
Phân đạm bón theo tán chè lúc ẩm độ đất 70 - 80%, vùi sâu 6 - 8cm, bón 5 - 6 lần/năm, từ tháng 4 - 11; phân urê có thể thay bằng phân đạm SA. Kali bón cùng phân đạm. Phân lân bón vào đầu vụ (tháng 4 - 5) 1 lần cùng với các phân khác.
Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.
Bên cạnh đó, vùng trồng chè thường trên đồi dốc, có lượng mưa lớn và tập trung nên các yếu tố vi lượng bị rửa trôi làm cho đất bị thiếu hụt vi lượng, nhất là magiê, kẽm, cần được bổ sung. Việc cung cấp chất vi lượng có thể thông qua bón phân hữu cơ, một phần trong phân hóa học nhưng với hàm lượng rất thấp. Dạng vi lượng thường dùng cho chè là sunfat magiê (MgSO4) và sunfat kẽm (ZnSO4). Bón gốc phối trộn tỷ lệ 50kg MgSO4 và 3,5kg ZnSO4.
Các thực nghiệm bón phân cho cây chè đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N.P.K) và các chất trung lượng canxi, magiê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen thì chè tốt, bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Khi đã bón cân đối các loại phân cho cây chè (phân gốc) để ổn định năng suất và nâng cao chất lượng chè thành phẩm, nên dùng các loại chế phẩm dinh dưỡng bón qua lá. Liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. Phun ngay sau lứa hái (2 - 3 lứa hái/lần), phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/de-che-nhieu-bup-nang-suat-cao-498215.html
Có thể bạn quan tâm

Tới ngã ba Liên Khương (Đức Trọng) còn phải đi thêm một đoạn đường hơn 10km mới đến trang trại của các anh Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Phú Quốc. Con đường dẫn vào trang trại được trải nhựa phẳng, hai bên là vườn cà phê đang chín.

Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.