Đề Án Gạo Thơm - Tôm Sạch Ở Vùng Tôm Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.
Xu thế nuôi bán thâm canh hình thành khi nuôi tôm thành công liên tiếp, theo đó diện tích lúa lắp lại trên nền ao nuôi tôm giảm dần. Con tôm nước lợ không còn khả năng phát triển an toàn, mức độ thiệt hại tăng dần nông dân mới quay lại với quy trình luân canh tôm – lúa, nhưng cũng chỉ được hơn 10.000 ha trên diện tích nuôi tôm là 16.200ha thuộc khu vực quy hoạch.
Một bộ phận nông dân khó khăn, thiếu thốn bắt nguồn từ xu thế nuôi bán thâm canh, bỏ lúa để chuyên canh tôm. 2 năm qua, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển, diện tích ao tôm – lúa giảm dần do nông dân chuyển sang nuôi theo quy trình bán thâm canh.
Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết: “6 xã vùng tôm lúa được xác định là vùng luân canh tôm – lúa bền vững. Nhưng không giữ được an toàn, năm thì tập trung tôm, tôm chết thì theo lúa, không hề an toàn, bà con ở đây nghèo khó, mất an toàn vì phá vỡ quy trình này. Nếu không tuân thủ quy trình này thì càng nuôi càng thua”.
10.100 ha lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên, nếu tính bình quân 4 tấn trên 1 ha thì cũng đạt trên 40.000 tấn lúa, giá trị tăng thêm trên nền ao nuôi tôm không nhỏ để giúp nông dân cải tạo ao, đầu tư giống cho vụ nuôi mới. Lợi ích về kinh tế đã rõ nhưng lợi ích về môi trường của quy trình này mang lại giá trị kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần.
Lợi ích đó hầu hết nông dân đều thấy rõ, chính sự tự phát nuôi tôm thẻ theo quy trình bán thâm canh đang đe dọa đến tính an toàn vùng nuôi ở Mỹ Xuyên. Ông Ngô Công Văn ở xã Hòa Tú 2 cho biết: “Tôi thấy nuôi 1 vụ tôm sau đó làm lại vụ lúa thì môi trường cân bằng, hiệu quả cao, không nên bỏ lúa”.
Quan điểm nhất quán trong chỉ đạo sản xuất ở các xã vùng I của huyện Mỹ Xuyên là thực hiện quy trình luân canh tôm – lúa bền vững. Trong mục tiêu tái cơ cấu lại nông nghiệp, huyện Mỹ Xuyên đã xây dựng đề án “gạo thơm – tôm sạch”.
Một lần nữa thể hiện quyết tâm duy trì quy trình tôm – lúa bền vững, vừa bảo vệ an toàn vùng nuôi tôm và nâng cao chuỗi giá trị cây lúa trên nền ao tôm, phát huy tính đa dạng sinh học ở khu vực sản xuất có nhiều lợi thế này. Vấn đề là tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, người dân hưởng ứng tích cực để cải tạo môi trường vùng nuôi, phát huy giá trị gạo thơm, hướng đến tôm nuôi an toàn. Đề án đã dược quán triệt ngay từ đầu năm 2015 đối với 6 xã vùng I của huyện.
Ông Nguyễn Hậu Giang, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Tố cho biết: “Ở các ấp ven sông thì bà con nuôi bán thâm canh, tỉ lệ thành công không lớn. Ở các ấp vùng trong chúng tôi tập trung vận động nhân dân giữ lại 1 vụ lúa để đảm bảo theo chủ trương của huyện, làm cho môi trường vùng nuôi bền vững”.
Đề án “Gạo thơm - Tôm sạch” ở 6 xã vùng I huyện Mỹ Xuyên là mục tiêu chỉ đạo tập trung của Đảng Bộ trong xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương thời gian tới. Đây là giải pháp mang tính kiên quyết để tháo gở khó khăn cho nông dân trước nguy cơ phá vỡ quy trình canh tác bền vững này.
Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên nhấn mạnh: “Vấn đề là nông dân phải hết sức hưởng ứng cùng thực hiện để làm sao nâng cao giá trị cây lúa an toàn sinh học, nuôi tôm an toàn, tôm sạch để nâng cao giá trị, kết hợp với phát triển 2.000ha màu, nuôi các vật nuôi khác để tăng thu nhập và phát triển bền vững”.
Không cần nói thêm về lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường, tính bền vững ở vùng đất nhiễm mặn theo mùa như Mỹ Xuyên, bởi chính nông dân đã từng làm giàu từ quy trình này. Sự lạm dụng đã gây ra những nguy cơ mất an toàn đối với nghề nuôi tôm ở đây nếu như không có giải pháp thiết thực mà đề án “Gạo thơm - Tôm sạch” là một hướng phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.

Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.