Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Án Gạo Thơm - Tôm Sạch Ở Vùng Tôm Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Đề Án Gạo Thơm - Tôm Sạch Ở Vùng Tôm Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)
Ngày đăng: 05/03/2015

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.

Xu thế nuôi bán thâm canh hình thành khi nuôi tôm thành công liên tiếp, theo đó diện tích lúa lắp lại trên nền ao nuôi tôm giảm dần. Con tôm nước lợ không còn khả năng phát triển an toàn, mức độ thiệt hại tăng dần nông dân mới quay lại với quy trình luân canh tôm – lúa, nhưng cũng chỉ được hơn 10.000 ha trên diện tích nuôi tôm là 16.200ha thuộc khu vực quy hoạch.

Một bộ phận nông dân khó khăn, thiếu thốn bắt nguồn từ xu thế nuôi bán thâm canh, bỏ lúa để chuyên canh tôm. 2 năm qua, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển, diện tích ao tôm – lúa giảm dần do nông dân chuyển sang nuôi theo quy trình bán thâm canh.

Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết: “6 xã vùng tôm lúa được xác định là vùng luân canh tôm – lúa bền vững. Nhưng không giữ được an toàn, năm thì tập trung tôm, tôm chết thì theo lúa, không hề an toàn, bà con ở đây nghèo khó, mất an toàn vì phá vỡ quy trình này. Nếu không tuân thủ quy trình này thì càng nuôi càng thua”.

10.100 ha lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên, nếu tính bình quân 4 tấn trên 1 ha thì cũng đạt trên 40.000 tấn lúa, giá trị tăng thêm trên nền ao nuôi tôm không nhỏ để giúp nông dân cải tạo ao, đầu tư giống cho vụ nuôi mới. Lợi ích về kinh tế đã rõ nhưng lợi ích về môi trường của quy trình này mang lại giá trị kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần.

Lợi ích đó hầu hết nông dân đều thấy rõ, chính sự tự phát nuôi tôm thẻ theo quy trình bán thâm canh đang đe dọa đến tính an toàn vùng nuôi ở Mỹ Xuyên. Ông Ngô Công Văn ở xã Hòa Tú 2 cho biết: “Tôi thấy nuôi 1 vụ tôm sau đó làm lại vụ lúa thì môi trường cân bằng, hiệu quả cao, không nên bỏ lúa”.

Quan điểm nhất quán trong chỉ đạo sản xuất ở các xã vùng I của huyện Mỹ Xuyên là thực hiện quy trình luân canh tôm – lúa bền vững. Trong mục tiêu tái cơ cấu lại nông nghiệp, huyện Mỹ Xuyên đã xây dựng đề án “gạo thơm – tôm sạch”.

Một lần nữa thể hiện quyết tâm duy trì quy trình tôm – lúa bền vững, vừa bảo vệ an toàn vùng nuôi tôm và nâng cao chuỗi giá trị cây lúa trên nền ao tôm, phát huy tính đa dạng sinh học ở khu vực sản xuất có nhiều lợi thế này. Vấn đề là tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, người dân hưởng ứng tích cực để cải tạo môi trường vùng nuôi, phát huy giá trị gạo thơm, hướng đến tôm nuôi an toàn. Đề án đã dược quán triệt ngay từ đầu năm 2015 đối với 6 xã vùng I của huyện.

Ông Nguyễn Hậu Giang, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Tố cho biết: “Ở các ấp ven sông thì bà con nuôi bán thâm canh, tỉ lệ thành công không lớn. Ở các ấp vùng trong chúng tôi tập trung vận động nhân dân giữ lại 1 vụ lúa để đảm bảo theo chủ trương của huyện, làm cho môi trường vùng nuôi bền vững”.

Đề án “Gạo thơm - Tôm sạch” ở 6 xã vùng I huyện Mỹ Xuyên là mục tiêu chỉ đạo tập trung của Đảng Bộ trong xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương thời gian tới. Đây là giải pháp mang tính kiên quyết để tháo gở khó khăn cho nông dân trước nguy cơ phá vỡ quy trình canh tác bền vững này.

Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên nhấn mạnh: “Vấn đề là nông dân phải hết sức hưởng ứng cùng thực hiện để làm sao nâng cao giá trị cây lúa an toàn sinh học, nuôi tôm an toàn, tôm sạch để nâng cao giá trị, kết hợp với phát triển 2.000ha màu, nuôi các vật nuôi khác để tăng thu nhập và phát triển bền vững”.

Không cần nói thêm về lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường, tính bền vững ở vùng đất nhiễm mặn theo mùa như Mỹ Xuyên, bởi chính nông dân đã từng làm giàu từ quy trình này. Sự lạm dụng đã gây ra những nguy cơ mất an toàn đối với nghề nuôi tôm ở đây nếu như không có giải pháp thiết thực mà đề án “Gạo thơm - Tôm sạch” là một hướng phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Cần Thực Hiện Ngay Việc Che Vòm Nylon Cho Mạ Cần Thực Hiện Ngay Việc Che Vòm Nylon Cho Mạ

Hiện nay, toàn bộ diện tích mạ trà xuân sớm của các địa phương Hải Dương đã có thời gian sinh trưởng sau gieo ít nhất là 15 ngày tuổi trở lên. Tuy nhiên, do các yếu tố thời tiết diễn biến khắc nghiệt nên một số diện tích đã biểu hiện bị hại, chúng tôi xin lưu ý bà con nông dân cần thực hiện ngay việc “che vòm nylon cho mạ”.

03/01/2014
Cà Mau Thả Thủy Sản Giống Ra Biển Cà Mau Thả Thủy Sản Giống Ra Biển

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 12/12, trên 600.000 con cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt hóa tại các huyện: Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và Thành phố Cà Mau.

13/12/2013
"Vua Mì" Học Hỏi

Được nông dân trong nước khâm phục cỡ đó, nhưng Hồ Sáu không vì thế mà tự mãn, ông vẫn thường xuyên bỏ tiền túi ra nước ngoài học hỏi thêm những kinh nghiệp hay để về áp dụng vào SX.

03/01/2014
Nâng Tầm Mực Ống Cô Tô Bằng Nhãn Hiệu Nâng Tầm Mực Ống Cô Tô Bằng Nhãn Hiệu

Nhãn hiệu chứng nhận “Mực ống Cô Tô” không chỉ khẳng định đẳng cấp của một sản phẩm, mà còn khởi nguồn cho một phương thức sản xuất mới ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

13/12/2013
Trúng Lớn Vụ Lúa Mùa Trong Vùng Ngập Mặn Trúng Lớn Vụ Lúa Mùa Trong Vùng Ngập Mặn

Tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú,Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, bà con ở đây chỉ có thể nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Trong những ngày cuối năm này, nhiều hộ tất bật thu hoạch lúa để chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

03/01/2014