Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp
Ngày đăng: 22/07/2015

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, huyện Triệu Phong sớm quan tâm đến công tác khảo nghiệm và đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đại trà như lúa HC95, RVT, Thiên ưu 8, giống ngô lai HN88, HN68, lạc L14, đậu xanh DX 208, sản xuất rau an toàn tập trung quy mô lớn. Cùng với việc khảo nghiệm giống lúa mới, ngành nông nghiệp chú trọng đẩy mạnh cơ giới trong tất cả các khâu sản xuất, trong đó nổi bật là việc ứng dụng công nghệ gieo sạ chiếm trên 60% diện tích. Các hình thức canh tác mới như 3 giảm, 3 tăng, 1 phải, 5 giảm, ứng dụng các biện pháp quản lýdịch hại tổng hợp trong trồng trọt, sử dụng phân vi sinh, phân bón lá, hạn chế việc dùng thuốc bảo vệthực vật, phân hóa học… được áp dụng hiệu quả.

Trong chăn nuôi, huyện đã chú trọng cải tạo đàn bò, trong đó hàng năm thụ tinh nhân tạo cho 1.500- 2.000 con bò, tỷ lệ bò lai hiện chiếm 42%, phát triển mô hình nuôi nhốt, trồng cỏ ở vùng gò đồi. Ứng dụng công nghệ chăn nuôi lợn, đến nay đã có 1.300 mô hình chăn nuôi sử dụng bioga tạo nguồn năng lượng đáng kể. Phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, quy mô lớn với các giải pháp an toàn sinh học, hỗ trợ tăng quy mô đàn lợn nái ngoại, nái lai, quản lý dịch bệnh tốt, chuyển giao công nghệ chế biến thức ăn gia súc đến tận người dân, nâng cao chất lượng thịt đáp ứng thị trường tiêu thụ.

Trong nuôi trồng thủy sản, huyện sớm quy hoạch vùng nuôi trồng ở vùng bãi ngang ven biển cũng như đầu tư xây dựng hạ tầng chăn nuôi hiện đại. Chuyển đổi diện tích nuôi tôm sú thường xuyên bị dịch bệnh ở vùng bãi ngang ven biển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng mô hình trình diễn ở vùng cửa lạch, nơi thường xuyên bị dịch bệnh, nhằm đa dạng hóa mô hình nuôi chuyên cua, tôm sú-cua, cá đối mục, cá dìa. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hỗ trợ nhân dân dập dịch bệnh tôm bằng hóa chất Chlorin khống chế dịch bệnh, hạn chế lây lan, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm.Trong lâm nghiệp, tập trung trồng rừng sản xuất, chuyển một số diện tích rừng sang trồng cao su tiểu điền, nhân rộng trồng cây keo lai lưỡi liềm ở vùng cát.

Để đạt được kết quả đó, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật được ngành nông nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền cũng như tập huấn cho người dân. Nhiều chương trình, dự án có sự hỗ trợ của huyện và cấp trên về giống cây trồng, vật nuôi, một phần kinh phí đầu tư xây dựng mô hình, nhất là các giống mới, máy sạ hàng. Các cơ quan chuyên môn liên quan đến ngành nông nghiệp tích cực tham gia chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, nhất là xây dựng các mô hình sản xuất mới...

Trong thời gian tới, huyện Triệu Phong tiếp tục triển khai việc cải tạo đồng ruộng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Chuyển đổi giống cây trồng theo hướng lựa chọn những giống mới có hiệu quả kinh tế, được thị trường ưa chuộng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, quản lý cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục thực hiện chương trình chăn nuôi, trọng tâm là mở rộng mô hình nuôi bò nhốt, bò lai và chăn nuôi lợn quy mô lớn, chất lượng cao, trong đó xây dựng trang trại, gia trại theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học. Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững ở vùng gò đồi theo hướng xây dựng vùng trồng rừng nguyên liệu thâm canh tập trung, tạo ra giá trị thu nhập cao từ rừng sản xuất, đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu. Tập trung rà soát quy hoạch nuôi tôm bãi ngang ổn định diện tích, không mở rộng tràn lan, sử dụng công nghệ nuôi tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngoài việc lựa chọn con nuôi chính là tôm chân trắng, thí điểm nuôi và nhân rộng một số giống thủy sản đặc sản ở địa phương như cá dìa, cá nâu, cá đối mục, cua xanh, cá chình. Tiếp tục hoàn chỉnh, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh. Một số công trình trọng điểm về hồ chứa, kênh mương, đê kè trong 5 năm tới đã được xây dựng kế hoạch đầu tư góp phần mở rộng diện tích tưới, tiêu, phòng chống thiên tai, xâm nhập mặn cho các vùng. Tập trung củng cốvà nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp. Mở rộng các hoạt động sản xuất- kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong sản xuất, nâng cao vai trò liên kết trong cung ứng vật tư, tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản, tăng khả năng cạnh tranh của các HTX. Xây dựng các dự án, đề tài khoa học, tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang) Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang)

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

08/12/2014
Tổn Thất Về Giá Trị Cá Ngừ Lên Đến 70% Tổn Thất Về Giá Trị Cá Ngừ Lên Đến 70%

Cụ thể, đa phần cá ngừ đại dương tại các cảng cá ở các tỉnh Nam Trung Bộ bán ra với mức giá chỉ bằng 1/3 so với giá cá bán sang Nhật do không đủ tiêu chuẩn xuất tươi nguyên con. Mỗi năm, sản lượng cá ngừ đại dương khai thác của ngư dân Nam Trung Bộ không dưới 15.000 tấn nhưng chỉ có 20% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

23/07/2014
Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên “Mặt Trận” Phát Triển Kinh Tế Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên “Mặt Trận” Phát Triển Kinh Tế

Nhằm từng bước nâng cao đời sống của các hội viên, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Hội CCB các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 lượt hội viên.

23/07/2014
Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu

Sau bao năm vất vả, giờ đây thành công đã nở nụ cười với ông - đó là câu chuyện vượt khó làm giàu của cựu chiến binh (CCB) Lò Văn Ít ở bản Na Hát, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), người đang sở hữu một “cơ ngơi” khiến nhiều người trong bản phải ngưỡng mộ với mô hình VAC mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

23/07/2014
Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

23/07/2014