Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

Theo báo cáo của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, đến thời điểm này đơn vị đã đo đạc, kiểm đếm và xác định nguồn gốc sử dụng của 356,5ha đất gia đình và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.
Chủ đầu tư cũng đã áp giá bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất đợt 2 với tổng kinh phí 7,5 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra tiến độ dự án tại huyện Cẩm Xuyên...
Tại huyện Kỳ Anh, chủ đầu tư đã thực hiện đo đạc, biên tập bản đồ địa chính được hơn 100ha, hiện còn 179 ha chưa đo đạc; nhận bàn giao hơn 132ha đất của Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, đồng thời thực hiện khai hoang 105 ha tại Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh.
Hiện, chủ đầu tư đang cho tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng trại chăn gồm 15 chuồng tại khu vực chăn nuôi ở Kỳ Tây; khai hoang, xử lý thực bì và trồng cỏ trên diện tích 20ha tại trại chăn nuôi Cẩm Quan.
Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đang đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, lắp đặt, xây dựng chuồng trại. Dự kiến, trong 1 tuần tới hạng mục này sẽ hoàn thành để đón lứa bò đầu tiên vào cuối tháng 9/2015.
... và yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng giải quyết các vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng; chủ đầu tư đốc thúc đẩy nhanh tiến độ dự án
Sau khi kiểm tra thực địa, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn lưu ý, chủ đầu tư cần đốc thúc đẩy nhanh tiến độ dự án; các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng giải quyết các vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng; đo đạc, kiểm đếm các diện tích còn lại, hoàn thiện GPMB trong thời gian sớm nhất.
Chủ đầu tư mở rộng diện tích trồng cỏ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chuồng trại, đảm bảo đưa bò về đúng thời gian (25/9) và số lượng theo kế hoạch (2.500 con); đạt 10.000 con vào ngày 10/10 tới.
Chủ tịch UBND đề nghị Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà hoàn tất các hồ sơ, thủ tục cần thiết của giai đoạn 2 dự án, làm tờ trình gửi cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, hai tháng đầu năm nay, hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có chuyển biến tích cực với sản lượng khai thác trong hai tháng đạt 16.060 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 1.240 tấn, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.