Đẩy Nhanh Tiến Độ Trồng Rừng Vụ Xuân

Trong những năm qua, phong trào trồng cây gây rừng trên địa bàn tỉnh ta phát triển mạnh góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 118 nghìn ha rừng trồng và hơn 64 nghìn ha rừng tự nhiên.
Độ che phủ rừng đạt trên 50%. Riêng năm 2013, toàn tỉnh trồng được hơn 6,6 nghìn ha rừng tập trung, trong đó dự án bảo vệ và phát triển rừng gần 3.500ha, các công ty lâm nghiệp trồng hơn 1.400 ha, các hộ gia đình trồng hơn 1.700 ha.
Do việc trồng rừng tuân thủ đúng kỹ thuật, chất lượng cây giống đảm bảo, có đầu tư chăm sóc nên tỷ lệ sống đạt trên 90%, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Năm 2014, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới hơn 6.400 ha rừng tập trung, trong đó dự án bảo vệ và phát triển rừng gần 3.000ha, các công ty lâm nghiệp trồng hơn 1500 ha, các thành phần kinh tế khác trồng hơn 1.500 ha.
Nhiều hộ ở xã Quế Lâm (Đoan Hùng) mở rộng vườn ươm cây giống phục vụ trồng rừng vụ xuân.
Sau lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” ở các huyện, thành, thị; phong trào trồng cây, trồng rừng càng sôi nổi, mạnh mẽ. Công tác chuẩn bị kế hoạch, hiện trường trồng rừng đã được triển khai từ cuối năm 2013.
Đi liền với công tác chuẩn bị hiện trường các khâu thiết kế hiện trường, phát dọn thực bì, đào hố, lấp hố, bón phân cũng được chú trọng thực hiện theo đúng kỹ thuật. Vì vậy bước vào vụ trồng rừng, các Ban quản lý dự án các huyện đã triển khai trồng rừng được ngay. Xác định có 3 yếu tố để rừng trồng đạt chất lượng tốt đó là: Giống, hướng dẫn kỹ thuật và đầu tư thâm canh; Công ty cổ phần Giống Vật tư-
Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam đã chuẩn bị hơn 12 triệu cây giống cung ứng cho các địa phương đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được đánh giá nghiệm thu trước khi đưa vào trồng rừng. Vào vụ trồng rừng, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh đã tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân thông qua các lớp tập huấn, phát tờ rơi, tuyên truyền trên loa truyền thanh…
Vì vậy người dân đã biết trồng rừng đúng kỹ thuật và đầu tư phân bón, công chăm sóc nên rừng trồng. Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt định mức hỗ trợ suất đầu tư trồng rừng và phê duyệt đơn giá cây giống thuộc Chương trình bảo vệ và phát triển rừng năm 2014; tham mưu cho UBND tỉnh duyệt cấp kinh phí hỗ trợ chương trình trồng rừng sản xuất năm 2014.
Đến nay, số vốn cấp cho chương trình bảo vệ và phát triển rừng là gần 16 tỷ đồng. Hiện nay các Ban quản lý dự án đang tiến hành giao cây, phân bón cho các hộ để tiến hành trồng rừng. Toàn tỉnh đã trồng được hơn 300 ha rừng tập trung. Cùng với trồng rừng, lực lượng kiểm lâm hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc tốt diện tích rừng đã trồng.
Theo kế hoạch, việc trồng rừng vụ xuân sẽ hoàn thành trước 30-4. Hiện nay thời tiết đã ấm hơn, có mưa phùn đang thời điểm thuận lợi cho việc trồng rừng.
Để trồng rừng năm 2014 đạt kết quả cao cần tiếp tục quản lý chặt chẽ về quy hoạch, kế hoạch trồng rừng, chất lượng cây giống; làm tốt công tác hướng dẫn kỹ thuật; bố trí thời vụ, lựa chọn cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc để nâng cao chất lượng rừng trồng.
Cùng với trồng rừng cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về rừng, đặc biệt việc xử lý thực bì để phòng cháy rừng.
Có thể bạn quan tâm

Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.

Dịp niên vụ cà phê 2011-2012 vừa kết thúc, chúng tôi tới thăm một số nông trường thuộc Cty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An. Vui, vì đi tới đâu cũng thấy nông trường viên hồ hởi, bởi đây là vụ cà phê được mùa, được giá nhất từ trước tới nay.

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ khoảng 10.000 tỷ đồng để thu mua hết cá tra nguyên liệu của nông dân, trong đó 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có nhà máy chế biến nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân và cứu người nuôi cá.