Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu

Những ngày cuối tháng 6, trên mọi cánh đồng, bên cạnh những đám lúa non mới bén rễ, nông dân đang chuẩn bị đất để gieo cấy vụ lúa hè thu ở những đám ruộng mới có nước sau đợt mưa dài ngày. Ông Trung, một nông dân ở Hàm Thuận Bắc đang tranh thủ làm đất chuẩn bị xuống giống chia sẻ: “Nắng hạn suốt thời gian dài, tưởng chừng 1,4 sào ruộng này bỏ hoang do không có nước. Mừng là mấy ngày mưa gần đây mảnh ruộng của tôi và nhiều gia đình khác trong vùng mới có thể sản xuất trở lại”.
Ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, đến ngày 15/6/2015, do đã có mưa một số nơi, lượng nước trữ trong các hồ chứa trên địa bàn tỉnh được nâng lên. Do vậy các địa phương đã thực hiện sản xuất vụ hè thu. Đặc biệt, nhờ chủ động được nguồn nước tưới từ công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, đến giữa tháng 6/2015 huyện Đức Linh và Tánh Linh đã hoàn thành gieo trồng vụ hè thu với tổng diện tích gieo trồng lúa là 16.765 ha. Trong đó huyện Đức Linh 7.835 ha, Tánh Linh 8.930 ha. Các huyện khác đang tập trung xuống giống vụ hè thu đến ngày 30/6/2015 là kết thúc gieo trồng. Cụ thể, huyện Bắc Bình đã xuống giống được 8.600 ha/10.462 ha kế hoạch; Hàm Thuận Bắc thực hiện 6.400 ha/9.000 ha kế hoạch. Riêng huyện Tuy Phong, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi cho biết, đến ngày 24/6 dung tích hữu ích hiện tại của hồ Lòng Sông là 5 triệu m3. Với lượng nước này không đủ để huyện tổ chức thực hiện sản xuất vụ hè thu 2015 (dung tích đủ để huyện sản xuất là 20 triệu m3), nên khả năng Tuy Phong sẽ không sản xuất vụ hè thu.
Trước đó, sau đợt mưa vừa qua, UBND tỉnh đã đồng ý cho huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc triển khai sản xuất hè thu năm 2015. Khu vực sản xuất nằm trong khu tưới từ các hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý sử dụng trên địa bàn 2 huyện. Trên cơ sở ưu tiên bảo đảm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, làm việc với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc cân đối nguồn nước còn lại của các công trình thủy lợi trên địa bàn để thống nhất bố trí khu vực và quy mô diện tích gieo trồng cho phù hợp, tránh tình trạng sản xuất tràn lan, không đảm bảo nguồn nước tưới. UBND huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc phối hợp chặt chẽ với công ty để tận dụng triệt để lượng nước tự nhiên trên các lưu vực sông, suối và quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn nước các công trình thủy lợi phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất. Tuy nhiên, để đề phòng hạn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình tăng cường công tác kiểm tra và cân đối nguồn nước để thống nhất điều chỉnh kế hoạch sản xuất kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.

Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.

Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.