Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu

Những ngày cuối tháng 6, trên mọi cánh đồng, bên cạnh những đám lúa non mới bén rễ, nông dân đang chuẩn bị đất để gieo cấy vụ lúa hè thu ở những đám ruộng mới có nước sau đợt mưa dài ngày. Ông Trung, một nông dân ở Hàm Thuận Bắc đang tranh thủ làm đất chuẩn bị xuống giống chia sẻ: “Nắng hạn suốt thời gian dài, tưởng chừng 1,4 sào ruộng này bỏ hoang do không có nước. Mừng là mấy ngày mưa gần đây mảnh ruộng của tôi và nhiều gia đình khác trong vùng mới có thể sản xuất trở lại”.
Ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, đến ngày 15/6/2015, do đã có mưa một số nơi, lượng nước trữ trong các hồ chứa trên địa bàn tỉnh được nâng lên. Do vậy các địa phương đã thực hiện sản xuất vụ hè thu. Đặc biệt, nhờ chủ động được nguồn nước tưới từ công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, đến giữa tháng 6/2015 huyện Đức Linh và Tánh Linh đã hoàn thành gieo trồng vụ hè thu với tổng diện tích gieo trồng lúa là 16.765 ha. Trong đó huyện Đức Linh 7.835 ha, Tánh Linh 8.930 ha. Các huyện khác đang tập trung xuống giống vụ hè thu đến ngày 30/6/2015 là kết thúc gieo trồng. Cụ thể, huyện Bắc Bình đã xuống giống được 8.600 ha/10.462 ha kế hoạch; Hàm Thuận Bắc thực hiện 6.400 ha/9.000 ha kế hoạch. Riêng huyện Tuy Phong, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi cho biết, đến ngày 24/6 dung tích hữu ích hiện tại của hồ Lòng Sông là 5 triệu m3. Với lượng nước này không đủ để huyện tổ chức thực hiện sản xuất vụ hè thu 2015 (dung tích đủ để huyện sản xuất là 20 triệu m3), nên khả năng Tuy Phong sẽ không sản xuất vụ hè thu.
Trước đó, sau đợt mưa vừa qua, UBND tỉnh đã đồng ý cho huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc triển khai sản xuất hè thu năm 2015. Khu vực sản xuất nằm trong khu tưới từ các hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý sử dụng trên địa bàn 2 huyện. Trên cơ sở ưu tiên bảo đảm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, làm việc với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc cân đối nguồn nước còn lại của các công trình thủy lợi trên địa bàn để thống nhất bố trí khu vực và quy mô diện tích gieo trồng cho phù hợp, tránh tình trạng sản xuất tràn lan, không đảm bảo nguồn nước tưới. UBND huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc phối hợp chặt chẽ với công ty để tận dụng triệt để lượng nước tự nhiên trên các lưu vực sông, suối và quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn nước các công trình thủy lợi phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất. Tuy nhiên, để đề phòng hạn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình tăng cường công tác kiểm tra và cân đối nguồn nước để thống nhất điều chỉnh kế hoạch sản xuất kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chợ Mới (An Giang) Trần Thị Yến Châu cho biết: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới tăng liên tục hàng năm. Kết thúc sản xuất năm 2013, giá trị đạt gần 318 triệu đồng/héc-ta, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất tỉnh, trong đó cây màu đạt 729,48 triệu đồng/héc-ta, lúa trên 96,5 triệu đồng/héc-ta…