Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu

Những ngày cuối tháng 6, trên mọi cánh đồng, bên cạnh những đám lúa non mới bén rễ, nông dân đang chuẩn bị đất để gieo cấy vụ lúa hè thu ở những đám ruộng mới có nước sau đợt mưa dài ngày. Ông Trung, một nông dân ở Hàm Thuận Bắc đang tranh thủ làm đất chuẩn bị xuống giống chia sẻ: “Nắng hạn suốt thời gian dài, tưởng chừng 1,4 sào ruộng này bỏ hoang do không có nước. Mừng là mấy ngày mưa gần đây mảnh ruộng của tôi và nhiều gia đình khác trong vùng mới có thể sản xuất trở lại”.
Ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, đến ngày 15/6/2015, do đã có mưa một số nơi, lượng nước trữ trong các hồ chứa trên địa bàn tỉnh được nâng lên. Do vậy các địa phương đã thực hiện sản xuất vụ hè thu. Đặc biệt, nhờ chủ động được nguồn nước tưới từ công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, đến giữa tháng 6/2015 huyện Đức Linh và Tánh Linh đã hoàn thành gieo trồng vụ hè thu với tổng diện tích gieo trồng lúa là 16.765 ha. Trong đó huyện Đức Linh 7.835 ha, Tánh Linh 8.930 ha. Các huyện khác đang tập trung xuống giống vụ hè thu đến ngày 30/6/2015 là kết thúc gieo trồng. Cụ thể, huyện Bắc Bình đã xuống giống được 8.600 ha/10.462 ha kế hoạch; Hàm Thuận Bắc thực hiện 6.400 ha/9.000 ha kế hoạch. Riêng huyện Tuy Phong, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi cho biết, đến ngày 24/6 dung tích hữu ích hiện tại của hồ Lòng Sông là 5 triệu m3. Với lượng nước này không đủ để huyện tổ chức thực hiện sản xuất vụ hè thu 2015 (dung tích đủ để huyện sản xuất là 20 triệu m3), nên khả năng Tuy Phong sẽ không sản xuất vụ hè thu.
Trước đó, sau đợt mưa vừa qua, UBND tỉnh đã đồng ý cho huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc triển khai sản xuất hè thu năm 2015. Khu vực sản xuất nằm trong khu tưới từ các hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý sử dụng trên địa bàn 2 huyện. Trên cơ sở ưu tiên bảo đảm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, làm việc với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc cân đối nguồn nước còn lại của các công trình thủy lợi trên địa bàn để thống nhất bố trí khu vực và quy mô diện tích gieo trồng cho phù hợp, tránh tình trạng sản xuất tràn lan, không đảm bảo nguồn nước tưới. UBND huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc phối hợp chặt chẽ với công ty để tận dụng triệt để lượng nước tự nhiên trên các lưu vực sông, suối và quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn nước các công trình thủy lợi phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất. Tuy nhiên, để đề phòng hạn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình tăng cường công tác kiểm tra và cân đối nguồn nước để thống nhất điều chỉnh kế hoạch sản xuất kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Dù không phải là vật nuôi truyền thống, có lợi thế phát triển nhưng vài năm gần đây, con dê mang đến cho những hộ nghèo, hộ khó khăn những cơ hội tăng thu nhập, vươn lên, cải thiện đời sống.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh có gần 1.000ha mía được bà con trồng lưu gốc, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, với khoảng 760ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích mía của thành phố (2.500ha). Bởi vì, Vị Thanh là vùng đất cao, ít bị nước lũ đe dọa nên thuận tiện cho bà con áp dụng mô hình canh tác mía lưu gốc.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện tuyến trùng gây hại 360ha hồ tiêu, tỉ lệ hại từ 5 đến 50% dây; bệnh chết chậm gây hại 60ha, tỉ lệ bệnh từ 0,5 đến 20% dây, tập trung tại xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa).

Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.