Đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy vụ mùa

Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch gieo cấy lúa mùa đúng khung lịch thời vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn yêu cầu các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo huy động tối đa các phương tiện, lực lượng đẩy nhanh tiến độ làm đất và gieo cấy lúa mùa, đặc biệt tập trung ưu tiên làm đất, cấy trà mùa sớm đúng khung lịch thời vụ và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.
Đồng thời phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi chỉ đạo đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ làm đất, gieo cấy và tưới dưỡng cho lúa, chủ động phương án tiêu úng khi có mưa lũ xảy ra. Tăng cường công tác kiểm tra, dự tính, dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại lúa ngay từ đầu vụ.
Khẩn trương liên hệ với Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để ký hợp đồng mua phân bón chậm trả cung ứng kịp thời giúp nông dân giảm bớt khó khăn.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc lúa. Chi cục BVTV tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo phát hiện sớm và chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh kịp thời đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.