Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đến tháng 8.2015, tổng dư nợ cho vay phục vụ NNNT của các tổ chức tín dụng đạt trên 7.800 tỷ đồng với 184.683 khách hàng, tăng hơn 30% so với cuối năm 2014 và chiếm 22,86% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, dư nợ cho vay theo các chính sách của Nhà nước đạt 2.447 tỷ đồng, chiếm trên 31% dư nợ cho vay phát triển NNNT.
Toàn tỉnh hiện có 26/62 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, 493 gia trại sản xuất đạt doanh thu trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, phần lớn các trang trại và gia trại này chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi theo chính sách phát triển NNNT dù nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất là rất lớn.
Nguyên nhân là do các chủ trang trại, gia trại chưa hoặc xây dựng phương án kinh doanh không khả thi, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, ngân hàng yêu cầu tài sản thế chấp. Đồng thời, chính quyền cơ sở cũng chưa phổ biến nội dung các chính sách phát triển NNNT, nên một bộ phận người dân không có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ yêu cầu: Các huyện, thành phố chỉ đạo xã, phường chú trọng công tác tuyên truyền về các chính sách khuyến khích phát triển NNNT đến tận cơ sở.
Các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại; đồng thời rà soát toàn bộ các trang trại trên địa bàn để kịp thời cấp giấy chứng nhận cho những trang trại đủ điều kiện. Ngành ngân hàng chỉ đạo cán bộ tín dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận, hoàn chỉnh thủ tục vay vốn.
Các sở, ngành liên quan tạo điều kiện về thủ tục hành chính, đất đai… khi doanh nghiệp đầu tư vào NNNT. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần kịp thời đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh xem xét tháo gỡ, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại nặng trên diện rộng, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, anh Huỳnh Văn Á, ở ấp Quí Thạnh, xã Nhị Quí, tỉnh Tiền Giang đã khống chế được dịch chổi rồng, đồng thời, xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ, nâng cao mức sống gia đình.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đề cập nhiều đến chuyện cửa khẩu Tân Thanh đóng cửa, thương lái không “mặn mà” với các ruộng dưa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi... Đến nay, Quảng Bình cũng đang chung cảnh dưa hấu rớt giá, người dân như “ngồi trên đống lửa”.

Cục BVTV cho biết, Bộ Nông nghiệp Australia vừa có văn bản chính thức cho phép NK quả vải tươi từ Việt Nam. Đây là tin vui và là cơ hội lớn cho người trồng vải thiều ở miền Bắc ngay từ vụ vải năm 2015.

Hiện nay, một số vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã bắt đầu vào vụ thu hoạch. Thương lái mua tại vườn với giá là 32.000 - 35.000 đồng/kg loại 1, từ 20.000 - 30.000 đồng/kg với loại 2, 3 đối với sầu riêng cơm vàng hạt lép và từ 40.000 đồng trở lên đối với sầu riêng Ri6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Không chỉ các công ty xuất khẩu mà các cơ sở, điểm thu mua, thương lái cũng đã và đang đầu tư vườn thanh long cho riêng họ, tiêu thụ khép kín. Một dạng bất trắc mới của thị trường đã hiện ra, ở trạng thái sẽ không có người mua, hao hao như thị trường trái dưa hấu...