Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đến tháng 8.2015, tổng dư nợ cho vay phục vụ NNNT của các tổ chức tín dụng đạt trên 7.800 tỷ đồng với 184.683 khách hàng, tăng hơn 30% so với cuối năm 2014 và chiếm 22,86% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, dư nợ cho vay theo các chính sách của Nhà nước đạt 2.447 tỷ đồng, chiếm trên 31% dư nợ cho vay phát triển NNNT.
Toàn tỉnh hiện có 26/62 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, 493 gia trại sản xuất đạt doanh thu trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, phần lớn các trang trại và gia trại này chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi theo chính sách phát triển NNNT dù nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất là rất lớn.
Nguyên nhân là do các chủ trang trại, gia trại chưa hoặc xây dựng phương án kinh doanh không khả thi, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, ngân hàng yêu cầu tài sản thế chấp. Đồng thời, chính quyền cơ sở cũng chưa phổ biến nội dung các chính sách phát triển NNNT, nên một bộ phận người dân không có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ yêu cầu: Các huyện, thành phố chỉ đạo xã, phường chú trọng công tác tuyên truyền về các chính sách khuyến khích phát triển NNNT đến tận cơ sở.
Các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại; đồng thời rà soát toàn bộ các trang trại trên địa bàn để kịp thời cấp giấy chứng nhận cho những trang trại đủ điều kiện. Ngành ngân hàng chỉ đạo cán bộ tín dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận, hoàn chỉnh thủ tục vay vốn.
Các sở, ngành liên quan tạo điều kiện về thủ tục hành chính, đất đai… khi doanh nghiệp đầu tư vào NNNT. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần kịp thời đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh xem xét tháo gỡ, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.