Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy mạnh tiêu thụ thanh long nội địa

Đẩy mạnh tiêu thụ thanh long nội địa
Ngày đăng: 17/09/2015

Trước thực tế đó, phóng viên Báo Bình Thuận đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, ông có thể cho biết nguyên nhân của tình trạng trên?

- Vào chính vụ, ngoài sản phẩm thanh long, nhiều loại trái cây khác cũng trong mùa thu hoạch nên sản lượng trái cây dồi dào. Mặt khác  ngay ở trong nước, đã có trên 53 tỉnh, thành phát triển thanh long, nhất là Long An và Tiền Giang với  diện tích trên 10.000 ha.

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc và các nước khác hiện đang phát triển diện tích thanh long khá lớn.

Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Ngay tại  Bình Thuận, diện tích thanh long tiếp tục phát triển. Do đó, sản lượng thanh long chính vụ trở nên dồi dào, dẫn đến thanh long bị dồn ứ, khả năng tiêu thụ giảm là điều khó tránh khỏi.

Những khó khăn trong công tác quản lý (về diện tích, sâu bệnh) trên thanh long hiện nay là gì, thưa ông?

- Theo quy hoạch phát triển thanh long, đến năm 2015 toàn tỉnh quy hoạch 15.087 ha. Nhưng đến thời điểm này diện tích thanh long toàn tỉnh 26.000 ha, vượt quy hoạch hơn 10.000 ha. Nguyên nhân, người dân tiếp tục trồng thanh long  là do hiệu quả sản xuất thanh long vẫn hơn hẳn so các cây trồng khác, nhất là lúa.

Mặc dù giá thanh long có lúc lên xuống thất thường, nhưng tính bình quân cả năm vẫn có hiệu quả cao so các cây trồng khác. Vì vậy, người dân tiếp tục phát triển thanh long ồ ạt, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, trước tình trạng phát triển nhanh diện tích thanh long những năm gần đây nên tình hình sâu bệnh diễn ra hết sức phức tạp, nhất là bệnh đốm nâu trong mùa mưa.

Cụ thể, đến cuối tháng 8/2015, toàn tỉnh có khoảng trên 8.000 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của trái thanh long, người dân buộc phải tiêu hủy thanh long bị bệnh đốm nâu. 

Trước những khó khăn trên, Sở Nông nghiệp & PTNT đã có những giải pháp gì? Khuyến cáo đối với nông dân trồng thanh long?

- Trước tình hình trên, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc sở triển khai một số giải pháp. Trong đó, khuyến cáo nông dân không phát triển ồ ạt diện tích thanh long mà tập trung nâng cao sản xuất thanh long theo hướng bền vững (VietGAP) để nâng cao chất lượng.

Đồng thời đề nghị các huyện quản lý chặt chẽ việc phát triển về diện tích thanh long trên đất lúa. Hiện nay,  sở đang điều chỉnh quy hoạch thanh long đến năm 2020, định hướng 2025 trình UBND tỉnh xem xét...

Về tiêu thụ sản phẩm thanh long, Sở Công Thương cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, chú trọng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, nhất là các tỉnh, thành phố phía Bắc. Mặt khác, đề nghị Sở Công Thương kết nối các doanh nghiệp thu mua, sơ chế thanh long với các chợ đầu mối để liên kết trong vấn đề tiêu thụ thanh long.

Hiệp hội Thanh long phát huy hơn nữa vai trò của mình trong vấn đề  kêu gọi các doanh nghiệp liên kết với các tổ chức nông dân sản xuất thanh long để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương tiếp tục hướng dẫn người dân sản xuất thanh long theo hướng VietGAP để nâng cao chất lượng.

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh đốm nâu để hạn chế thấp nhất  thiệt hại cho người trồng thanh long.

Hướng dẫn người dân khai thác đúng mức để nâng cao sức đề kháng của cây. Nhất là hiện nay đang chuẩn bị bước vào vụ chong đèn; chuẩn bị tốt về phân bón, chăm sóc trước khi chong đèn. Song song đó, không được chủ quan trước bệnh đốm nâu trên thanh long.

Xin cám ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.

14/09/2015
Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo.

14/09/2015
Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

Độc giả Phạm Hoàn (Đồng Nai) hỏi: Gia đình tôi muốn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp thì có được Nhà nước hỗ trợ không? Xin hỏi Nhà nước quy định thế nào về việc hỗ trợ nông dân nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp?

14/09/2015
Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm

Đã từng là ông chủ kinh doanh dịch vụ “sung sướng” có số má ở bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định), anh Cao Văn Trúng (40 tuổi) đã bất ngờ bỏ nghề để lên bãi đầm hoang khai phá nuôi tôm thẻ.

14/09/2015
Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

14/09/2015