Đẩy Mạnh Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng ở Bình Thuận gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh là 144 ha.
Viện Bảo vệ thực vật đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên cây thanh long là nấm. Thời gian qua Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai làm nhiều thí nghiệm, để xác định loại thuốc BVTV phòng trừ nhưng chưa có kết quả. Hiện nay Chi cục BVTV đã có văn bản đề nghị 8 công ty sản xuất thuốc BVTV, hợp tác với Chi cục để làm khảo nghiệm phòng trừ bệnh đốm trắng. Ngoài ra Hội đồng Khoa học kỹ thuật tỉnh đã “đặt hàng” Khoa Bảo vệ thực vật Trường Đại học Nông lâm (TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu bệnh này trong 2 năm (2013 - 2014) với kinh phí 630 triệu đồng, để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng trên cây thanh long.
Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh đốm trắng, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tập trung hướng dẫn và tập huấn cho người trồng thanh long các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tăng cường vệ sinh vườn trồng, thoát nước vườn cây để giảm độ ẩm nhằm phòng ngừa và hạn chế bệnh đốm trắng lây lan trên cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.

Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.