Đẩy Mạnh Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng ở Bình Thuận gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh là 144 ha.
Viện Bảo vệ thực vật đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên cây thanh long là nấm. Thời gian qua Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai làm nhiều thí nghiệm, để xác định loại thuốc BVTV phòng trừ nhưng chưa có kết quả. Hiện nay Chi cục BVTV đã có văn bản đề nghị 8 công ty sản xuất thuốc BVTV, hợp tác với Chi cục để làm khảo nghiệm phòng trừ bệnh đốm trắng. Ngoài ra Hội đồng Khoa học kỹ thuật tỉnh đã “đặt hàng” Khoa Bảo vệ thực vật Trường Đại học Nông lâm (TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu bệnh này trong 2 năm (2013 - 2014) với kinh phí 630 triệu đồng, để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng trên cây thanh long.
Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh đốm trắng, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tập trung hướng dẫn và tập huấn cho người trồng thanh long các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tăng cường vệ sinh vườn trồng, thoát nước vườn cây để giảm độ ẩm nhằm phòng ngừa và hạn chế bệnh đốm trắng lây lan trên cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Đáng chú ý là bệnh do nấm và vi khuẩn. Toàn tỉnh có trên 1.550 ha bị nhiễm bệnh cháy bìa lá, tỉ lệ phổ biến từ 10% đến 20% lá, trong đó có 178 ha bị nhiễm đến 40% lá. Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn cổ bông cũng xuất hiện trên diện tích hơn 800 ha, đã có một số diện tích bị nhiễm đến 20% bông.

Chỉ trong tuần cuối tháng 7, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 400-500 đồng/kg, vượt lên mức cao nhất trong một năm qua. Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sắp tới Philippines sẽ ký hợp đồng mua 500.000 tấn gạo Việt Nam.

Có mặt trên vùng duyên hải Nam Trung Bộ khô hạn từ hơn 100 năm trước, cây nho ở Ninh Thuận được ví như cây trồng “nữ hoàng”, giúp người dân miền gió cát thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.