Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Đẩy Mạnh Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long
Ngày đăng: 12/07/2013

Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng ở Bình Thuận gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh là 144 ha.

Viện Bảo vệ thực vật đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên cây thanh long là nấm. Thời gian qua Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai làm nhiều thí nghiệm, để xác định loại thuốc BVTV phòng trừ nhưng chưa có kết quả. Hiện nay Chi cục BVTV đã có văn bản đề nghị 8 công ty sản xuất thuốc BVTV, hợp tác với Chi cục để làm khảo nghiệm phòng trừ bệnh đốm trắng. Ngoài ra Hội đồng Khoa học kỹ thuật tỉnh đã “đặt hàng” Khoa Bảo vệ thực vật Trường Đại học Nông lâm (TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu bệnh này trong 2 năm (2013 - 2014) với kinh phí 630 triệu đồng, để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng trên cây thanh long.

Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh đốm trắng, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tập trung hướng dẫn và tập huấn cho người trồng thanh long các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tăng cường vệ sinh vườn trồng, thoát nước vườn cây để giảm độ ẩm nhằm phòng ngừa và hạn chế bệnh đốm trắng lây lan trên cây thanh long.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

29/09/2013
Trăn Trở Của “Vua Sâm Ba Kích” Trăn Trở Của “Vua Sâm Ba Kích”

Ông Bhríu Pố (thôn A Rớh, xã Lăng, Tây Giang) - người được mệnh danh là “vua sâm ba kích” của Quảng Nam bây giờ vẫn gắn chặt với núi rừng và những cây ba kích của mình. Trăn trở lớn nhất của ông là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành loại cây chủ lực giúp nhân dân địa phương thoát nghèo.

29/09/2013
Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.

01/10/2013
Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại

9 tháng của năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã sản xuất và tiêu thụ 55,7 triệu con cá tra bột; 9,5 triệu con post tôm càng xanh toàn đực; 7,1 triệu con và 6.638 kg cá giống các loại, như: Cá tra, lươn đồng, cá lóc, cá hô, cá lăng nha, cá chạch, cá chép, cá trôi, cá mè vinh, cá sặc rằn.

01/10/2013
Bẫy Ghẹ Khơi Xa Bẫy Ghẹ Khơi Xa

Cũng như nhiều ngư dân khác của huyện Hải Hà (Quảng Ninh), anh Lê Quý Trọng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tiến Tới đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, trời yên biển lặng để ra khơi. Là ngư dân hoạt động kiêm nghề, trong những chuyến khai thác đầu tiên của vụ cá Bắc năm nay, tàu của anh chủ yếu là khai thác bằng nghề lồng bẫy. Đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy là ghẹ, cua, ốc hương, mực, tôm, bạch tuộc...

02/10/2013