Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Phát Triển Mô Hình Lúa - Cá Ở Yên Đồng (Ninh Bình)

Đẩy Mạnh Phát Triển Mô Hình Lúa - Cá Ở Yên Đồng (Ninh Bình)
Ngày đăng: 16/09/2012

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.

Thăm quan mô hình lúa - cá kết hợp chăn nuôi của hộ ông Phạm Như Bồn ở thôn Phong Lẫm mới thấy hết được hiệu quả của chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi ở vùng đất chiêm trũng này. Ông Bồn cho biết: Gia đình ông đã chuyển đổi được 1 ha đất nông nghiệp để đào ao, thả cá, nuôi vịt và cấy lúa kết hợp. Mỗi năm ông xuất bán trên 5 tấn cá thương phẩm và nuôi trên 1.300 con vịt đẻ. Ngoài cá và vịt, trên diện tích khoảng 2 mẫu ông đã gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao như Thục hưng 6, GS9 và các giống lúa chất lượng cao.

Mô hình lúa - cá rất dễ làm vì tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên làm thức ăn cho cá. Đồng thời bảo vệ được môi trường, tạo điều kiện cho cá trong tự nhiên phát triển. Ngoài ra, nhờ nuôi cá trong ruộng lúa sẽ làm đất luôn tơi xốp, cung cấp lượng phân cá cho ruộng lúa làm giảm chi phí phân bón và tăng năng suất lúa, như ở vụ đông xuân vừa rồi năng suất lúa của gia đình ông Bồn đạt trên 70 tạ/ha.

Nhờ vào việc chuyển đổi ruộng trũng sang mô hình lúa - cá kết hợp chăn nuôi, doanh thu mỗi năm gia đình ông đạt gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí, thu nhập đạt trên 200 triệu đồng, trong đó thu nhập từ cá nuôi ao và cá thả xen lúa đạt gần 150 triệu đồng.

Ông Phạm Trọng Giáp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Đồng cho biết: Qua công tác vận động, tuyên truyền, xã Yên Đồng đã có 223 hộ dân tự nhận ruộng để chuyển đổi mô hình. Đến nay toàn xã có 88 ha đã chuyển đổi và là xã có diện tích chuyển đổi lớn nhất huyện Yên Mô. Nhiều hộ đã biết áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật đưa cơ giới hóa vào sản xuất mang lại thu nhập cao từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Cũng nhờ mô hình lúa - cá đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Việc phát triển mô hình lúa - cá ở Yên Đồng hiện nay đã đạt kết quả khá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế vùng có nhiều diện tích ruộng trũng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Trong thời gian tới, xã Yên Đồng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên tuyền, biểu dương những điển hình, vận động bà con nông dân tiếp tục dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi ruộng trũng sang mô hình lúa - cá kết hợp. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện nay bà con vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật nuôi trồng.

Người dân mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, ngành để việc chuyển đổi mô hình lúa - cá thuận lợi, giúp người dân có cơ hội vươn lên làm giàu, góp phần phát triển quê hương.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình hợp tác xã cho ngư dân Mô hình hợp tác xã cho ngư dân

Mặc dù ngư dân Đà Nẵng được hoạt động theo tổ, đội và nghiệp đoàn, song tính liên kết vẫn chưa được phát huy. Vì vậy, cần một mô hình cao hơn để tập hợp họ. Việc thành lập một hợp tác xã (HTX) về thủy sản trong tương lai, có thể sẽ là điều cần thiết.

14/04/2015
Diện tích nuôi tôm ở Hoài Nhơn (Bình Định) giảm mạnh Diện tích nuôi tôm ở Hoài Nhơn (Bình Định) giảm mạnh

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.

14/04/2015
Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới

Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

14/04/2015
Nuôi tôm hùm như đánh bạc! Nuôi tôm hùm như đánh bạc!

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc

14/04/2015
Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

14/04/2015