Đẩy Mạnh Phát Triển Mô Hình Lúa - Cá Ở Yên Đồng (Ninh Bình)

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.
Thăm quan mô hình lúa - cá kết hợp chăn nuôi của hộ ông Phạm Như Bồn ở thôn Phong Lẫm mới thấy hết được hiệu quả của chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi ở vùng đất chiêm trũng này. Ông Bồn cho biết: Gia đình ông đã chuyển đổi được 1 ha đất nông nghiệp để đào ao, thả cá, nuôi vịt và cấy lúa kết hợp. Mỗi năm ông xuất bán trên 5 tấn cá thương phẩm và nuôi trên 1.300 con vịt đẻ. Ngoài cá và vịt, trên diện tích khoảng 2 mẫu ông đã gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao như Thục hưng 6, GS9 và các giống lúa chất lượng cao.
Mô hình lúa - cá rất dễ làm vì tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên làm thức ăn cho cá. Đồng thời bảo vệ được môi trường, tạo điều kiện cho cá trong tự nhiên phát triển. Ngoài ra, nhờ nuôi cá trong ruộng lúa sẽ làm đất luôn tơi xốp, cung cấp lượng phân cá cho ruộng lúa làm giảm chi phí phân bón và tăng năng suất lúa, như ở vụ đông xuân vừa rồi năng suất lúa của gia đình ông Bồn đạt trên 70 tạ/ha.
Nhờ vào việc chuyển đổi ruộng trũng sang mô hình lúa - cá kết hợp chăn nuôi, doanh thu mỗi năm gia đình ông đạt gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí, thu nhập đạt trên 200 triệu đồng, trong đó thu nhập từ cá nuôi ao và cá thả xen lúa đạt gần 150 triệu đồng.
Ông Phạm Trọng Giáp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Đồng cho biết: Qua công tác vận động, tuyên truyền, xã Yên Đồng đã có 223 hộ dân tự nhận ruộng để chuyển đổi mô hình. Đến nay toàn xã có 88 ha đã chuyển đổi và là xã có diện tích chuyển đổi lớn nhất huyện Yên Mô. Nhiều hộ đã biết áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật đưa cơ giới hóa vào sản xuất mang lại thu nhập cao từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Cũng nhờ mô hình lúa - cá đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Việc phát triển mô hình lúa - cá ở Yên Đồng hiện nay đã đạt kết quả khá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế vùng có nhiều diện tích ruộng trũng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Trong thời gian tới, xã Yên Đồng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên tuyền, biểu dương những điển hình, vận động bà con nông dân tiếp tục dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi ruộng trũng sang mô hình lúa - cá kết hợp. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện nay bà con vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật nuôi trồng.
Người dân mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, ngành để việc chuyển đổi mô hình lúa - cá thuận lợi, giúp người dân có cơ hội vươn lên làm giàu, góp phần phát triển quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNN vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc cho nhập khẩu hơn 100.000 tấn muối công nghiệp theo hạn ngạch thuế quan năm 2012.

Con hàu không hề là một loài hải sản xa lạ với người dân Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Vùng đất bồi lắng phù sa này được thiên nhiên ưu đãi nguồn giống hải sản vô cùng phong phú, trong đó có con hàu. Nhưng đã từ lâu, loài hải sản này ít được chú ý đến, khó ai ngờ rằng, có ngày nó lại giúp được không ít người bước ra khỏi cảnh đói nghèo

Bắt đầu từ hôm nay (22/2), Ngân hàng NN – PTNT (Agribank) chính thức hạ lãi suất cho vay bằng VND đối với mọi đối tượng khách hàng với mức giảm bình quân từ 1% đến 1,5%/năm.

Bình quân giá mỗi ký thiên lý từ 40.000- 45.000 đồng, vào thời điểm cuối năm có thể lên đến 65.000- 70.000 đồng. Trên 4.000 m2 trồng thiên lý, trừ chi phí, mỗi ngày còn lời trên 400.000 đồng.

Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít