Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Với địa thế tiếp giáp với biển và vùng mặt nước biển thuộc vịnh Xuân Đài nên rất thuận lợi để địa phương này phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm hùm.
Từ khi thành lập đến nay, nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề phù hợp nên đời sống của người dân được nâng lên.
Người dân phường Xuân Thành (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thu hoạch tôm hùm nuôi.
Hình thành các tố tàu thuyền an toàn
Ông Nguyễn Đức Phước, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường Xuân Thành, cho biết: Phú Yên là một trong bốn tỉnh (Phú Yên, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Ninh Thuận) được Công đoàn ngành NN-PTNT Việt Nam chọn thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá.
Đến nay, bốn huyện, thị xã, thành phố ven biển trong tỉnh đều có nghiệp đoàn nghề cá cấp xã và tương đương. Việc thành lập nghiệp đoàn đã giúp ngư dân giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ nhau hành nghề trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Dự kiến, nghiệp đoàn sẽ thu hút khoảng 80% trên tổng sốhơn 3.000 ngư dân đăng ký hành nghề trên biển tham gia vào nghiệp đoàn.
Đến nay, phường Xuân Thành đãvận động và thành lập được 10 tổ tàu thuyền an toàn với 142 thành viên và thành lập nghiệp đoàn nghề cá với 50 thành viên tham gia. Các tổ tàu thuyền an toàn đã xây dựng các quy ước, quy chế hoạt động cụ thể và thường xuyên hỗ trợ nhau trong sản xuất.
Ông Huỳnh Đình Tâm, chủ hai tàu cá (công suất 420CV và 350CV) ở phường Xuân Thành, nói: “Việc thông tin tình hình từ ngoài biển vào bờ và từ bờ đến các phương tiện đang khai thác hải sản trên biển được thực hiện thường xuyên.
Các thành viên trong tổ tàu thuyền an toàn đã cung cấp nhiều nguồn tin giá trị có liên quan đến an ninh trật tự trên biển cho bộ đội biên phòng. Các tàu thuyền trong các tổ còn tham gia cứu hộ, cứu nạn, lai dắt tàu thuyền và cứu người bị nạn trên biển”.
Bên cạnh đó, phường Xuân Thành còn xây dựng 15 tổ cộng đồng nuôi trồng thủy hải sản với 236 hộ thành viên. Ông Huỳnh Văn Đổm ở khu phố Mỹ Thành, phường Xuân Thành, cho biết: “Quy chế hoạt động của tổ quản lý cộng đồng nuôi trồng thủy sản rất nghiêm ngặt nên các thành viên nuôi tôm phải tuân theo. Nhờ vậy mà mấy năm nay, môi trường tại khu vực nuôi tôm hùm thuộc phường Xuân Thành không bị ô nhiễm, tôm phát triển tốt, người nuôi có thu nhập cao”.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND phường Xuân Thành, cho hay: “Thời gian qua, ngoài việc giúp nhau cứu hộ, cứu nạn trên biển, các tổ tàu thuyền an toàn của phường Xuân Thành còn phát hiện, cung cấp thông tin kịp thời cho bộ đội biên phòng nhiều nguồn tin liên quan đến an ninh trật tự trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc. Đây là những phương tiện làm nòng cốt trong việc chuyển đổi ngành nghề, giúp nhau làm kinh tế và tham gia phong trào bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo nước ta”.
Đẩy mạnh phát triển kinh tể biển
Ông Phan Xuân Chánh, Phó chủ tịch UBND phường Xuân Thành, thông tin: “Phường có hơn 537ha diện tích tự nhiên, với khoảng 2.340 hộ (gần 9.630 nhân khẩu); trong đó khoảng 80% hộ dân của phường sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Với chiều dài bờ biển khoảng 5km và vùng mặt nước biển rất thuận lợi nên nhiều người dân trong phường phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm hùm. Sau nhiều năm xảy ra dịch bệnh trên tôm hùm nuôi, đến nay, người dân ở phường này đã đầu tư nuôi tôm hùm gắn với bảo vệ môi trường vùng nuôi theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Địa phương đã tổ chức thả bù, phân vùng mặt nước biển để quy hoạch vùng nuôi và xây dựng các tổ cộng đồng nuôi trồng thủy hải sản nên tình hình an ninh trật tự tại các vùng nuôi được đảm bảo.
Nhờ quản lý chặt chẽ vùng nuôi nên thời gian qua, dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi được khống chế, nhiều người nuôi tôm hùm có lãi và thu nhập hàng năm từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng, như hộ các ông Huỳnh Văn Đổm, Nguyễn Văn Tập, Phạm Văn Phải…”.
Ông Phan Xuân Chánh cho biết thêm: “Hiện trên địa bàn phường có hơn 760 tàu thuyền các loại; trong đó khoảng 210 tàu cá có công suất từ 90CV trở lên. Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm của phường đạt hơn 13.000 tấn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động vàtăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
. Trong quá trình hoạt động, hầu hết các phương tiện tàu thuyền trên địa bàn phường khai thác đạt hiệu quả khá, đời sống của ngư dân ổn định. Một số gia đình đầu tư vốn đóng mới từ 1 đến 2 tàu cá trị giá hàng tỉ đồng”. Ngoài ra, từ chính sách hỗ trợ cho ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ đã tiếp sức cho nhiều ngư dân ở phường Xuân Thành có điều kiện đóng mới tàu thuyền công suất lớn để vươn khơi bám biển.
Ông Ngô Văn Lanh ở phường Xuân Thành cho biết, ông vừa được Ngân hàng TMCP Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên cho vay vốn để đóng mới một tàu vỏ thép trị giá gần 15 tỉ đồng phục vụ khai thác hải sản xa bờ. Dự kiến tàu sẽ được đưa vào khai thác vào cuối năm 2015.
Với những thành tích đạt được trong những năm qua, phường Xuân Thành đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 4 năm liền (2011 - 2014); Cờ thi đua xuất sắc các năm 2011, 2012 của UBND tỉnh và bằng khen Thủ tướng Chính phủ tặng năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Lợn Hương có đặc điểm gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn tròn, săn chắc, lông dài, đuôi nhỏ, mõm thuôn dài, bốn chân nhỏ và chắc, giữa trán có đốm trắng, đầu và gốc lưng đuôi khoang đen đặc trưng.

Từ đầu năm đến nay, giá heo thấp khiến người chăn nuôi gặp khó. Bà Trần Ngọc Châu, chủ trang trại chăn nuôi heo ở ấp Đông, xã Hòa Long (TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, hiện nay giá heo xuất chuồng bán cho các thương lái chỉ có giá 43.000 - 44.000 đồng/kg, gặp những con heo mỡ nhiều, thương lái ép giá chỉ mua với giá 41.500 đồng/kg; giảm từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với năm ngoái. Trong khi đó, giá các loại thức ăn cho heo chỉ giảm ít, thậm chí có nhiều loại không giảm.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp vắc xin và hóa chất sát trùng cho 5 tỉnh: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Tiền Giang, Quảng Trị, Cà Mau để phòng chống dịch bệnh.

Hiện nay, người nông dân không chỉ nuôi tằm bán kén, mà còn nuôi tằm trứng cung cấp giống. Bà Đỗ Thị Hoa, thôn Đức Thành, xã Hoài Đức, Lâm Hà (Lâm Đồng) là người có uy tín, chuyên nuôi tằm trứng cung cấp tằm con cho hàng trăm nông hộ trong vùng dâu Hoài Đức.

Ông Nguyễn Ngọc Mai-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Hoàng Anh Gia Lai (thuộc Tập đoàn HAGL) đưa chúng tôi đến thăm trại chăn nuôi bò Đak Yă vào một ngày khá mát trời. Ngoài những cánh đồng cỏ xanh mướt, với quy mô hàng chục ngàn con, trại bò thịt và trại bò sữa được chăn nuôi ở 2 khu riêng biệt, có chế độ chăm sóc khác nhau.