Đẩy Mạnh Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao là tất yếu nhằm nâng sao giá trị SX của người nông dân cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Một trong những đơn vị đi đầu là Khu Nông nghiệp công nghệ cao Unifarm (xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương).
Hiện đại
Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC Unifarm được UBND tỉnh Bình Dương quyết định thành lập năm 2009. Sau khi nhận được giấy phép, Unifarm đã nhanh chóng nhập khẩu thiết bị, mời chuyên gia nước ngoài về làm việc và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010. Với quy mô gần 412 ha, được chia thành nhiều phân khu chức năng như khu nghiên cứu, khu SX...
Unifarm là một trong những khu nông nghiệp áp dụng công nghệ cao vào quy trình trồng, thu hoạch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp tiên phong tại tỉnh Bình Dương. Sau 4 năm vừa đầu tư vừa hoạt động, Unifarm đã phát triển nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, được xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc...
Công nghệ sinh học là một trong những lựa chọn hàng đầu tại Unifarm nhằm đưa ra thị trường những loại hạt giống đạt tiêu chuẩn cao như giống sạch bệnh, sức kháng chịu tốt và năng suất cao bằng các hình thức như lai tạo, cấy mô… áp dụng vào trồng rau thuỷ sinh bên trong nhà kính, nhà lưới kết hợp với những chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.
Công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin được đầu tư để hạn chế nhân công và khử trùng tuyệt đối cho các sản phẩm nông nghiệp được trồng trong các nhà kính, nhà lưới.
Toàn bộ diện tích trồng rau sạch, cây ăn quả, dược liệu… được ứng dựng công nghệ tưới nước, bón phân tự động của Israel và được điều khiển bằng phần mềm quản lý trang trại chuyên nghiệp và có thể điều khiển từ xa bằng internet.
Bên cạnh đó, các vật liệu mới tiên tiến được áp dụng tại nước ngoài như công nghệ trồng thuỷ canh trên giá thể, trồng rau trên núi đá lửa (scoria) với thời gian sử dụng gần 20 năm được áp dụng tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao An Thái.
“Ngoài những sản phẩm tươi đưa ra thị trường nội địa và xuất khẩu, Cty sẽ đầu tư nhà máy chế biến ngay tại địa phương để tăng giá trị nông sản. Sau khi các mô hình SX thành công và hoàn thiện, Cty sẽ chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, đồng thời liên kết với người dân để phát triển vùng nguyên liệu bên ngoài.
Cty đang có kế hoạch hợp tác với Nhật Bản đầu tư một nhà máy làm giống cây trồng theo công nghệ Nhật tại VN để tạo thành chuỗi liên kết khép kín từ giống đến sản phẩm, chế biến, nhằm nâng cao giá trị SX”, ông Phạm Quốc Liêm, GĐ Unifarm.
Ngoài ra, còn sử dụng các vật tư cho nhà kính, nhà lưới có tính bền bỉ và quy cách hiện đại trên thế giới như màng nhà kính và lưới chắn côn trùng khổ rộng 11m. Một công nhân tại đây cho biết, khu nông nghiệp sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động của Đài Loan, Israel.
Theo đó, mỗi loại cây trồng có một kiểu tưới khác nhau. Dưa lưới trồng trong nhà kính thì nước và phân bón được chuyển vào cây bằng hình thức tưới nhỏ giọt, cây có múi tưới dạng phun mưa, còn chuối thì tưới bằng hệ thống tưới ngược từ dưới đất lên.
Sản phẩm chất lượng cao
Đến nay, Unifarm đã lấp đầy khoảng 40% diện tích, chủ yếu là rau, quả, cây cảnh, dược liệu ứng dụng công nghệ cao; trong đó có nhiều mô hình cho thu nhập vượt trội như chuối, mía. Đơn cử, mô hình trồng dưa lưới và ớt chuông cho doanh thu 600 triệu đ/ha/vụ, lãi 350 triệu đ/vụ; cà tím Nhật thu 400 triệu đ/ha/vụ, lãi 250 triệu đ/vụ…
Hầu hết các sản phẩm của Unifarm đã có mặt tại thị trường nội địa thuộc các hệ thống siêu thị lớn như Metro, Saigon Co.op, Big C... Ngoài ra, còn đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đến nay, mô hình đã gặt hái được những kết quả bước đầu khả quan và được thị trường trong, ngoài nước chấp nhận. Ngoài ra, còn phát triển 20 ha cây cảnh và 20 ha cây dược liệu để đáp ứng nhu cầu thị trường bên ngoài và SX thuốc Crila để điều trị u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung.
Ông Phạm Quốc Liêm, GĐ Unifarm cho biết, không chỉ sử dụng các hệ thống tưới và bón phân tự động, mỗi loại cây trồng đều có các chuyên gia hàng đầu từ các nước được mời về triển khai và giám sát các công đoạn.
Chẳng hạn với loại chuối già xuất khẩu sang Hàn Quốc, Cty mời hai chuyên gia người Philippines về vừa giám sát vừa đào tạo, chuyển giao công nghệ cho công nhân người Việt. Sản phẩm chuối đã được xuất sang Hàn Quốc và được thị trường này đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.