Đẩy Mạnh Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao là tất yếu nhằm nâng sao giá trị SX của người nông dân cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Một trong những đơn vị đi đầu là Khu Nông nghiệp công nghệ cao Unifarm (xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương).
Hiện đại
Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC Unifarm được UBND tỉnh Bình Dương quyết định thành lập năm 2009. Sau khi nhận được giấy phép, Unifarm đã nhanh chóng nhập khẩu thiết bị, mời chuyên gia nước ngoài về làm việc và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010. Với quy mô gần 412 ha, được chia thành nhiều phân khu chức năng như khu nghiên cứu, khu SX...
Unifarm là một trong những khu nông nghiệp áp dụng công nghệ cao vào quy trình trồng, thu hoạch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp tiên phong tại tỉnh Bình Dương. Sau 4 năm vừa đầu tư vừa hoạt động, Unifarm đã phát triển nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, được xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc...
Công nghệ sinh học là một trong những lựa chọn hàng đầu tại Unifarm nhằm đưa ra thị trường những loại hạt giống đạt tiêu chuẩn cao như giống sạch bệnh, sức kháng chịu tốt và năng suất cao bằng các hình thức như lai tạo, cấy mô… áp dụng vào trồng rau thuỷ sinh bên trong nhà kính, nhà lưới kết hợp với những chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.
Công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin được đầu tư để hạn chế nhân công và khử trùng tuyệt đối cho các sản phẩm nông nghiệp được trồng trong các nhà kính, nhà lưới.
Toàn bộ diện tích trồng rau sạch, cây ăn quả, dược liệu… được ứng dựng công nghệ tưới nước, bón phân tự động của Israel và được điều khiển bằng phần mềm quản lý trang trại chuyên nghiệp và có thể điều khiển từ xa bằng internet.
Bên cạnh đó, các vật liệu mới tiên tiến được áp dụng tại nước ngoài như công nghệ trồng thuỷ canh trên giá thể, trồng rau trên núi đá lửa (scoria) với thời gian sử dụng gần 20 năm được áp dụng tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao An Thái.
“Ngoài những sản phẩm tươi đưa ra thị trường nội địa và xuất khẩu, Cty sẽ đầu tư nhà máy chế biến ngay tại địa phương để tăng giá trị nông sản. Sau khi các mô hình SX thành công và hoàn thiện, Cty sẽ chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, đồng thời liên kết với người dân để phát triển vùng nguyên liệu bên ngoài.
Cty đang có kế hoạch hợp tác với Nhật Bản đầu tư một nhà máy làm giống cây trồng theo công nghệ Nhật tại VN để tạo thành chuỗi liên kết khép kín từ giống đến sản phẩm, chế biến, nhằm nâng cao giá trị SX”, ông Phạm Quốc Liêm, GĐ Unifarm.
Ngoài ra, còn sử dụng các vật tư cho nhà kính, nhà lưới có tính bền bỉ và quy cách hiện đại trên thế giới như màng nhà kính và lưới chắn côn trùng khổ rộng 11m. Một công nhân tại đây cho biết, khu nông nghiệp sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động của Đài Loan, Israel.
Theo đó, mỗi loại cây trồng có một kiểu tưới khác nhau. Dưa lưới trồng trong nhà kính thì nước và phân bón được chuyển vào cây bằng hình thức tưới nhỏ giọt, cây có múi tưới dạng phun mưa, còn chuối thì tưới bằng hệ thống tưới ngược từ dưới đất lên.
Sản phẩm chất lượng cao
Đến nay, Unifarm đã lấp đầy khoảng 40% diện tích, chủ yếu là rau, quả, cây cảnh, dược liệu ứng dụng công nghệ cao; trong đó có nhiều mô hình cho thu nhập vượt trội như chuối, mía. Đơn cử, mô hình trồng dưa lưới và ớt chuông cho doanh thu 600 triệu đ/ha/vụ, lãi 350 triệu đ/vụ; cà tím Nhật thu 400 triệu đ/ha/vụ, lãi 250 triệu đ/vụ…
Hầu hết các sản phẩm của Unifarm đã có mặt tại thị trường nội địa thuộc các hệ thống siêu thị lớn như Metro, Saigon Co.op, Big C... Ngoài ra, còn đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đến nay, mô hình đã gặt hái được những kết quả bước đầu khả quan và được thị trường trong, ngoài nước chấp nhận. Ngoài ra, còn phát triển 20 ha cây cảnh và 20 ha cây dược liệu để đáp ứng nhu cầu thị trường bên ngoài và SX thuốc Crila để điều trị u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung.
Ông Phạm Quốc Liêm, GĐ Unifarm cho biết, không chỉ sử dụng các hệ thống tưới và bón phân tự động, mỗi loại cây trồng đều có các chuyên gia hàng đầu từ các nước được mời về triển khai và giám sát các công đoạn.
Chẳng hạn với loại chuối già xuất khẩu sang Hàn Quốc, Cty mời hai chuyên gia người Philippines về vừa giám sát vừa đào tạo, chuyển giao công nghệ cho công nhân người Việt. Sản phẩm chuối đã được xuất sang Hàn Quốc và được thị trường này đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Kim Bôi sẽ có 677 ha cam, tập trung chủ yếu trên địa bàn 4 xã Tú Sơn, Nam Thượng, Sào Báy và Mỵ Hòa. Ảnh: chăm sóc diện tích cam được quy hoạch trồng mới trên địa bàn xã Nam Thượng (Kim Bôi).

Chi cục Thủy sản đã vận động, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo vùng nuôi, nạo vét các hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, tiến hành kiểm dịch 100% cá bố mẹ, tăng cường truyền những biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản… nhằm đảm bảo chất lượng đàn cá bố mẹ, từ đó, chủ động nguồn cá going.

Hiện tại, toàn huyện Yên Bình (Yên Bái) có khoảng 10 hộ nuôi cá theo hình thức quây lưới tại các eo ngách với diện tích 26,5ha, rải rác ở các xã: Thịnh Hưng, Vũ Linh, Yên Thành và thị trấn Yên Bình.

Mấy năm gần đây mô hình chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Đức Thuận, thôn Ao Vệ, xã Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) cho lợi nhuận khá cao và ổn định. Cách làm của anh là mua lợn sữa, bán lợn con.

Nhờ Trung tâm Nghiên cứu khoai tây và Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp TP. Đà Lạt chọn lọc nguồn giống 7 và Lá láng phù hợp thổ nhưỡng để nhân giống cung cấp cho nhà vườn, cộng với thời tiết thuận lợi nên sản lượng khoai năm nay tăng cao.