Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Nhập Khẩu Bông Sợi Từ Tây-Trung Phi

Đẩy Mạnh Nhập Khẩu Bông Sợi Từ Tây-Trung Phi
Ngày đăng: 09/12/2014

Bông châu Phi chất lượng khá tốt do được hái bằng tay nên tỷ lệ xơ ngắn thấp, tỷ lệ đồng đều về sợi cao, độ chín tương đối tốt. Đặc biệt, giá cả bông sợi của thị trường Tây và Trung Phi rẻ hơn thị trường Mỹ.

Theo Bộ Công Thương, trong 9 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 562.340 tấn bông, trong đó lượng bông nhập khẩu từ châu Phi là 252,2 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.

Tại buổi giao thương giữa các DN bông vải sợi Việt Nam và các nhà phân phối bông sợi châu Phi vừa qua, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông vải sợi Việt Nam cho biết, lượng bông nhập khẩu từ các nước của Việt Nam như sau: 40% từ Hoa Kỳ, 20% Ấn Độ, 20% từ thị trường Tây và Trung Phi, còn lại là ở các thị trường nhỏ khác.

Tại thị trường Tây và Trung Phi, Việt Nam đang nhập từ 19 quốc gia khác nhau, trong đó nhiều nhất là Mali (30.210 tấn, kim ngạch 60,17 triệu USD), Bờ Biển Ngà (27.311 tấn, 54,68 triệu USD), Burkina Faso (19.618 tấn, 38,46 triệu USD), Benin (13.267 tấn, 28,6 triệu USD), Tanzania (8.603 tấn, 16,38 triệu USD), Cameroon (7.654 tấn, trị giá 15,58 triệu USD), Togo (7.486 tấn, 15 triệu USD)…

Theo đánh giá của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, bông châu Phi có chất lượng khá tốt do được hái bằng tay nên tỷ lệ xơ ngắn thấp, tỷ lệ đồng đều về sợi cao, độ chín tương đối tốt. Đặc biệt, giá cả bông sợi của thị trường Tây và Trung Phi (1,55 USD/kg) rẻ hơn thị trường Mỹ (1,65 USD/kg) nên rất phù hợp để Việt Nam phát triển thế mạnh xuất khẩu sợi CD và các sản phẩm khác của thị trường nội địa, từ đó nâng cao lợi nhuận của ngành.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, hiện nay các DN Việt Nam đang nhập khẩu bông sợi của châu Phi qua các nhà phân phối lớn của các nước thứ 3 như: Pháp, Ấn Độ, Thuỵ Sỹ. Đây không phải là một rào cản mà có thể nói là một lợi thế cho các DN Việt Nam. Bởi vì, các nhà phân phối lớn với hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiện đại, toàn cầu sẽ góp phần giảm thời gian giao hàng, lưu kho của nguyên vật liệu, từ đó nâng cao chất lượng nguyên liệu bông sợi nhập khẩu.

Đặc biệt, với năng lực vận chuyển và phân phối, các nhà phân phối lớn sẽ có đủ năng lực cung cấp kịp thời với số lượng lớn những nhu cầu nguyên liệu bông sợi cho các nhà sản xuất để kịp thời sản xuất theo đơn hàng.

Ngoài ra, theo định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm dệt may, quần áo của Việt Nam ra thế giới, châu Phi đang được xem là một điểm đến đầy tiềm năng và hứa hẹn bởi sức mua tại thị trường này rất phát triển trong khi dung lượng hàng may mặc của Việt Nam tại thị trường này còn khá khiêm tốn.

Khi đó, việc xúc tiến nhập khẩu bông sợi từ thị trường Tây, Trung Phi sẽ góp phần thúc đẩy giao thương thương mại, từ đó tạo đà gia tăng xuất khẩu các sản phẩm may mặc của Việt Nam sang thị trường này được tốt hơn.

Tuy nhiên theo ông Mai Hoàng Tuấn, Giám đốc Xí nghiệp Sợi – Tổng Công ty 28, do nhập khẩu qua trung gian nên việc phản hồi chất lượng bông tới nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian, bởi việc khiếu nại hoặc thắc mắc phải thực hiện qua bên thứ ba. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của DN nhập khẩu.

Vì vậy, trong quá trình nhập khẩu bông, sợi từ thị trường này, các DN Việt Nam cần chú ý vấn đề tạp chất, màu sắc của những lô bông từ châu Phi, đồng thời cân nhắc giữa chất lượng nguyên liệu với quy cách của sản phẩm xuất khẩu của mình.

Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/day-manh-nhap-khau-bong-soi-tu-taytrung-phi-2014120908230955314ca52.chn


Có thể bạn quan tâm

Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Xây Dựng Nền Nông Nghiệp "Thông Minh"

Nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị tổn thương và rủi ro nhất trước sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Cần làm gì để giảm thiểu những tác động BĐKH?

02/05/2014
Hà Nội Chủ Động Các Biện Pháp Phòng Trừ Dịch Bệnh Hà Nội Chủ Động Các Biện Pháp Phòng Trừ Dịch Bệnh

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ đông, các sở, ban ngành của TP đã chủ động đề ra nhiều giải pháp, trong đó, vấn đề phòng trừ sâu bệnh, dịch hại được đặc biệt lưu tâm.

16/05/2014
Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

02/05/2014
Mô Hình Khuyến Nông Gắn Với Vườn Mẫu Năng Suất Cà Phê Đạt Bình Quân 5 Tấn Nhân/ha Mô Hình Khuyến Nông Gắn Với Vườn Mẫu Năng Suất Cà Phê Đạt Bình Quân 5 Tấn Nhân/ha

Thực hiện mô hình này, dinh dưỡng của cây cà phê đã được cải thiện, cây phát triển tốt và cho nhiều quả hơn, giảm rụng trái nên năng suất tăng; ngoài ra, nông dân còn giảm được chi phí đầu tư do giảm được công lao động, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

16/05/2014
Trồng Nấm Bào Ngư Cho Thu Nhập Cao Trồng Nấm Bào Ngư Cho Thu Nhập Cao

Gia đình chị Mai Trần Thanh Vân ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông), 4 năm nay đã phát triển nghề trồng nấm bào ngư hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình.

16/05/2014