Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã

Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã
Ngày đăng: 26/08/2013

Phú Ninh đang chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), giúp nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...

Bao tiêu sản phẩm cho nông dân

Năm 2010, UBND huyện Phú Ninh ban hành đề án Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn đến năm 2015 và triển khai kế hoạch thực hiện đến 11 xã, thị trấn. Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Ninh Trần Ngọc Bằng khẳng định, qua gần 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về đổi mới phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện có những chuyển biến nhất định.

Trong đó, các HTX Tam Thành 1, Tam Thành 2, Tam An 1, Tam An 2, Tam Phước đã củng cố, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường; liên doanh, liên kết mở rộng diện tích sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao; mở thêm các loại hình sản xuất may mặc, giày da...

Đối với một số HTX mới thành lập ở Tam Đại, Tam Dân, thị trấn Phú Thịnh đã chủ động tìm kiếm thị trường, có kế hoạch tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người dân, sản xuất giống hàng hóa và giống theo chương trình cấp 1 hóa giống lúa tại địa phương. Đến nay, huyện Phú Ninh có 5 HTX hoạt động khá tốt với lợi nhuận sau thuế gần 80 triệu đồng/năm.

Một trong những điểm nhấn của mô hình trên phải kể đến sự hoạt động hiệu quả của HTX Tam Thành 2. Qua thống kê, doanh thu từ lúa giống và các ngành nghề khác hơn 5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động nông nhàn sau vụ mùa tại địa phương với mức thu nhập bình quân  từ 1,5-2 triệu đồng/tháng.

Hiện các cánh đồng Gò Trâm, Ruộng Cát, Đồng Gieo đang được bà con nông dân sản xuất lúa giống KD18, XI23, TBR45 cho HTX Tam Thành 2 để cung ứng cho Công ty Giống Thái Bình. Ông Lê Minh Đức - Chủ nhiệm HTX Tam Thành 2 cho biết: “Hiện HTX Tam Thành 2 có 150/200ha sản xuất lúa giống. Ngoài việc cung ứng lúa giống, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ một phần phân bón, HTX thường xuyên cử cán bộ đến hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh giúp nhân dân.

Để có được những cánh đồng chuyên sản xuất lúa giống như hôm nay, cán bộ HTX đã vận động và được nhân dân ủng hộ, điều quan trọng là công tác dồn điền đổi thửa đã làm người dân thay đổi cách suy nghĩ để chuyển đổi từ lúa thịt sang lúa giống đạt năng suất và thu nhập cao”.

Thay đổi diện mạo nông thôn

“Nơi nào có sự tập trung quan tâm của các cấp ủy đảng, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền cơ sở thì nơi đó kinh tế hợp tác, HTX phát triển một cách tích cực và hiệu quả. Từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với xây dựng NTM rõ nét nhất. Điển hình như mô hình HTX ở xã Tam Thành, Tam An.

Điều quan trọng nữa là xuất phát từ nhu cầu sản xuất thực tế tại địa phương, xã viên được góp vốn và có cổ phần; đồng thời, trong sản xuất kinh doanh nông dân phải gắn kết chặt chẽ, như vậy mô hình HTX mới phát triển bền vững”. (Ông Đặng Bá Dự - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh)

Ngoài cơ chế của địa phương và tỉnh, hiện các HTX đã được hỗ trợ hơn 450 triệu đồng để khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, HTX mang tính bền vững. Ông Trần Ngọc Bằng cho biết thêm: “Huyện đã lồng ghép từ nguồn khuyến công hỗ trợ hơn 147 triệu đồng cho các HTX Tam Thành 1 và Tam Thành 2 để ứng dụng kỹ thuật máy công nghiệp, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các HTX, tổ hợp tác có cơ hội tiếp cận quỹ tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương”.

Có thể nói, việc triển khai phát triển kinh tế HTX, tổ hợp tác tại Phú Ninh thời gian qua đã có những chuyển biến nhất định. Theo đó, mô hình HTX, tổ hợp tác ngày càng được nhân rộng; một số ngành nghề mới được phát triển và mở rộng. Đặc biệt, nhiều HTX chú trọng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn như may mặc, giày da, mây tre và nhựa đan xuất khẩu.

Qua đó, từng bước thay đổi diện mạo làng quê, góp phần xây dựng NTM ở từng địa phương đạt được nhiều kết quả. Nhận thức về vai trò và vị trí quan trọng của mô hình phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong cán bộ, nhân dân có sự thay đổi, tự nguyện tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác.


Có thể bạn quan tâm

Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

05/12/2014
Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

19/07/2014
Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

05/12/2014
Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

19/07/2014
Giống OM 5451 Khan Hàng Giống OM 5451 Khan Hàng

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

05/12/2014