Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã

Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã
Ngày đăng: 26/08/2013

Phú Ninh đang chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), giúp nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...

Bao tiêu sản phẩm cho nông dân

Năm 2010, UBND huyện Phú Ninh ban hành đề án Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn đến năm 2015 và triển khai kế hoạch thực hiện đến 11 xã, thị trấn. Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Ninh Trần Ngọc Bằng khẳng định, qua gần 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về đổi mới phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện có những chuyển biến nhất định.

Trong đó, các HTX Tam Thành 1, Tam Thành 2, Tam An 1, Tam An 2, Tam Phước đã củng cố, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường; liên doanh, liên kết mở rộng diện tích sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao; mở thêm các loại hình sản xuất may mặc, giày da...

Đối với một số HTX mới thành lập ở Tam Đại, Tam Dân, thị trấn Phú Thịnh đã chủ động tìm kiếm thị trường, có kế hoạch tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người dân, sản xuất giống hàng hóa và giống theo chương trình cấp 1 hóa giống lúa tại địa phương. Đến nay, huyện Phú Ninh có 5 HTX hoạt động khá tốt với lợi nhuận sau thuế gần 80 triệu đồng/năm.

Một trong những điểm nhấn của mô hình trên phải kể đến sự hoạt động hiệu quả của HTX Tam Thành 2. Qua thống kê, doanh thu từ lúa giống và các ngành nghề khác hơn 5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động nông nhàn sau vụ mùa tại địa phương với mức thu nhập bình quân  từ 1,5-2 triệu đồng/tháng.

Hiện các cánh đồng Gò Trâm, Ruộng Cát, Đồng Gieo đang được bà con nông dân sản xuất lúa giống KD18, XI23, TBR45 cho HTX Tam Thành 2 để cung ứng cho Công ty Giống Thái Bình. Ông Lê Minh Đức - Chủ nhiệm HTX Tam Thành 2 cho biết: “Hiện HTX Tam Thành 2 có 150/200ha sản xuất lúa giống. Ngoài việc cung ứng lúa giống, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ một phần phân bón, HTX thường xuyên cử cán bộ đến hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh giúp nhân dân.

Để có được những cánh đồng chuyên sản xuất lúa giống như hôm nay, cán bộ HTX đã vận động và được nhân dân ủng hộ, điều quan trọng là công tác dồn điền đổi thửa đã làm người dân thay đổi cách suy nghĩ để chuyển đổi từ lúa thịt sang lúa giống đạt năng suất và thu nhập cao”.

Thay đổi diện mạo nông thôn

“Nơi nào có sự tập trung quan tâm của các cấp ủy đảng, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền cơ sở thì nơi đó kinh tế hợp tác, HTX phát triển một cách tích cực và hiệu quả. Từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với xây dựng NTM rõ nét nhất. Điển hình như mô hình HTX ở xã Tam Thành, Tam An.

Điều quan trọng nữa là xuất phát từ nhu cầu sản xuất thực tế tại địa phương, xã viên được góp vốn và có cổ phần; đồng thời, trong sản xuất kinh doanh nông dân phải gắn kết chặt chẽ, như vậy mô hình HTX mới phát triển bền vững”. (Ông Đặng Bá Dự - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh)

Ngoài cơ chế của địa phương và tỉnh, hiện các HTX đã được hỗ trợ hơn 450 triệu đồng để khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, HTX mang tính bền vững. Ông Trần Ngọc Bằng cho biết thêm: “Huyện đã lồng ghép từ nguồn khuyến công hỗ trợ hơn 147 triệu đồng cho các HTX Tam Thành 1 và Tam Thành 2 để ứng dụng kỹ thuật máy công nghiệp, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các HTX, tổ hợp tác có cơ hội tiếp cận quỹ tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương”.

Có thể nói, việc triển khai phát triển kinh tế HTX, tổ hợp tác tại Phú Ninh thời gian qua đã có những chuyển biến nhất định. Theo đó, mô hình HTX, tổ hợp tác ngày càng được nhân rộng; một số ngành nghề mới được phát triển và mở rộng. Đặc biệt, nhiều HTX chú trọng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn như may mặc, giày da, mây tre và nhựa đan xuất khẩu.

Qua đó, từng bước thay đổi diện mạo làng quê, góp phần xây dựng NTM ở từng địa phương đạt được nhiều kết quả. Nhận thức về vai trò và vị trí quan trọng của mô hình phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong cán bộ, nhân dân có sự thay đổi, tự nguyện tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác.


Có thể bạn quan tâm

Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.

24/06/2015
Người chăn nuôi trước thách thức sống còn Người chăn nuôi trước thách thức sống còn

Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?

24/06/2015
Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

24/06/2015
Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.

24/06/2015
Khai thác cá ngừ đại dương Cách làm truyền thống đã không còn phù hợp Khai thác cá ngừ đại dương Cách làm truyền thống đã không còn phù hợp

Hiện nay, hầu hết các loài cá có giá trị cao trong vùng đặc quyền kinh tế của việt nam đã bị khai thác quá mức, nhưng riêng loài cá ngừ đại dương lại vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tận dụng tiềm năng này. Để cá ngừ đại dương thực sự “bơi” xa hơn nữa, chúng ta cần thay đổi cách làm truyền thống từ trước tới nay.

24/06/2015