Đẩy lùi gà nhập lậu tại chợ Hà Vĩ

Phun thuốc gia cầm trước khi vào chợ
Chợ gia cầm Hà Vĩ được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2011 tại xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội, với quy mô 1,7 ha và 162 hộ kinh doanh.
Đây là chợ bán buôn và chủ yếu hoạt động về chiều và đêm, đông nhất vào lúc 15 giờ và 4 giờ sáng.
Nguồn gia cầm, thủy cầm nhập vào chợ chủ yếu từ các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Năm 2014, lượng gia cầm ra vào chợ khoảng 40 - 45 tấn/ngày.
9 tháng đầu năm, lượng gia cầm gia vào chợ tăng và đạt con số 45 - 50 tấn/ngày.
Ông Lê Xuân Thiết - Trưởng ban Quản lý chợ Hà Vĩ - cho biết, trước đây, chợ Hà Vĩ là điểm nóng về gia cầm nhập lậu trên địa bàn Thủ đô, phần lớn trong số đó đều được nhập lậu chủ yếu qua đường Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Từ năm 2012, thực hiện Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, Ban quản lý chợ cùng lực lượng QLTT đã tăng cường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kể cả ngày nghỉ và ban đêm.
Nhờ vậy, đã hạn chế dần và đến nay đã loại bỏ hoàn toàn gà Trung Quốc nhập lậu.
Để kiểm soát gia cầm có nguồn gốc rõ ràng đưa vào khu vực chợ Hà Vĩ, UBND huyện Thường Tín đã thành lập lực lượng liên ngành gồm: Thú y, QLTT phối hợp với Ban quản lý chợ và chính quyền địa phương tăng cường kiểm soát, trực 24/24 giờ trước cổng chơ; định kỳ hàng tháng đều tổ chức vệ sinh môi trường, nhằm phòng và ngăn chặn dịch bệnh có thể xảy ra; đặc biệt, xe chở gia cầm từ các tỉnh về đây cũng phải qua nhiều vòng kiểm dịch.
Với hàng chục tấn gia cầm luân chuyển mỗi ngày, việc chống buôn lậu và dịch cúm là một thách thức lớn đối với Ban quản lý chợ Hà Vĩ và lực lượng liên ngành, nhất là vào thời kỳ cao điểm như dịp lễ, tết hay khi bùng phát dịch bệnh.
Ông Nguyễn Anh Tú - Đội trưởng Đội QLTT số 30 (Chi cục QLTT Hà Nội) - cho hay, là đơn vị trực tiếp quản lý địa bàn chợ Hà Vĩ, đội luôn chủ động, thường xuyên chú trọng kiểm tra, kiểm soát gia cầm tại chợ và trên địa bàn; quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền cơ sở nên đã ngăn chặn tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu.
Hiện 100% số hộ kinh doanh gia cầm tại chợ Hà Vĩ đã ký cam kết không kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Do siết chặt kiểm tra nên đến nay, chợ Hà Vĩ đã kiểm soát được tình hình gia cầm, gà nhập lậu, hiện tượng gà đầu trọc Trung Quốc về chợ không còn.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.