Đẩy lùi gà nhập lậu tại chợ Hà Vĩ

Phun thuốc gia cầm trước khi vào chợ
Chợ gia cầm Hà Vĩ được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2011 tại xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội, với quy mô 1,7 ha và 162 hộ kinh doanh.
Đây là chợ bán buôn và chủ yếu hoạt động về chiều và đêm, đông nhất vào lúc 15 giờ và 4 giờ sáng.
Nguồn gia cầm, thủy cầm nhập vào chợ chủ yếu từ các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Năm 2014, lượng gia cầm ra vào chợ khoảng 40 - 45 tấn/ngày.
9 tháng đầu năm, lượng gia cầm gia vào chợ tăng và đạt con số 45 - 50 tấn/ngày.
Ông Lê Xuân Thiết - Trưởng ban Quản lý chợ Hà Vĩ - cho biết, trước đây, chợ Hà Vĩ là điểm nóng về gia cầm nhập lậu trên địa bàn Thủ đô, phần lớn trong số đó đều được nhập lậu chủ yếu qua đường Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Từ năm 2012, thực hiện Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, Ban quản lý chợ cùng lực lượng QLTT đã tăng cường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kể cả ngày nghỉ và ban đêm.
Nhờ vậy, đã hạn chế dần và đến nay đã loại bỏ hoàn toàn gà Trung Quốc nhập lậu.
Để kiểm soát gia cầm có nguồn gốc rõ ràng đưa vào khu vực chợ Hà Vĩ, UBND huyện Thường Tín đã thành lập lực lượng liên ngành gồm: Thú y, QLTT phối hợp với Ban quản lý chợ và chính quyền địa phương tăng cường kiểm soát, trực 24/24 giờ trước cổng chơ; định kỳ hàng tháng đều tổ chức vệ sinh môi trường, nhằm phòng và ngăn chặn dịch bệnh có thể xảy ra; đặc biệt, xe chở gia cầm từ các tỉnh về đây cũng phải qua nhiều vòng kiểm dịch.
Với hàng chục tấn gia cầm luân chuyển mỗi ngày, việc chống buôn lậu và dịch cúm là một thách thức lớn đối với Ban quản lý chợ Hà Vĩ và lực lượng liên ngành, nhất là vào thời kỳ cao điểm như dịp lễ, tết hay khi bùng phát dịch bệnh.
Ông Nguyễn Anh Tú - Đội trưởng Đội QLTT số 30 (Chi cục QLTT Hà Nội) - cho hay, là đơn vị trực tiếp quản lý địa bàn chợ Hà Vĩ, đội luôn chủ động, thường xuyên chú trọng kiểm tra, kiểm soát gia cầm tại chợ và trên địa bàn; quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền cơ sở nên đã ngăn chặn tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu.
Hiện 100% số hộ kinh doanh gia cầm tại chợ Hà Vĩ đã ký cam kết không kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Do siết chặt kiểm tra nên đến nay, chợ Hà Vĩ đã kiểm soát được tình hình gia cầm, gà nhập lậu, hiện tượng gà đầu trọc Trung Quốc về chợ không còn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.

Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.

Các xã này đều đạt đủ 19 tiêu chí quốc gia, trong đó có nhiều tiêu chí đạt cao như: Tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trục xã, liên xã đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người từ 23 đến gần 26 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; không có nhà tạm, nhà dột nát; tất cả các thôn đều có nhà văn hóa đạt chuẩn...

Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Nếu như tổng xuất siêu của cả ngành nông nghiệp nước ta tính đến hết tháng 11/2014 đạt 8,2 tỷ USD thì xuất siêu từ riêng ngành thủy sản đã chiếm hơn 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến thời điểm hiện nay đã đạt 7,2 tỷ USD và dự kiến sẽ cán đích 7,8 tỷ USD trong năm 2014.