Đẩy lùi gà nhập lậu tại chợ Hà Vĩ

Phun thuốc gia cầm trước khi vào chợ
Chợ gia cầm Hà Vĩ được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2011 tại xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội, với quy mô 1,7 ha và 162 hộ kinh doanh.
Đây là chợ bán buôn và chủ yếu hoạt động về chiều và đêm, đông nhất vào lúc 15 giờ và 4 giờ sáng.
Nguồn gia cầm, thủy cầm nhập vào chợ chủ yếu từ các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Năm 2014, lượng gia cầm ra vào chợ khoảng 40 - 45 tấn/ngày.
9 tháng đầu năm, lượng gia cầm gia vào chợ tăng và đạt con số 45 - 50 tấn/ngày.
Ông Lê Xuân Thiết - Trưởng ban Quản lý chợ Hà Vĩ - cho biết, trước đây, chợ Hà Vĩ là điểm nóng về gia cầm nhập lậu trên địa bàn Thủ đô, phần lớn trong số đó đều được nhập lậu chủ yếu qua đường Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Từ năm 2012, thực hiện Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, Ban quản lý chợ cùng lực lượng QLTT đã tăng cường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kể cả ngày nghỉ và ban đêm.
Nhờ vậy, đã hạn chế dần và đến nay đã loại bỏ hoàn toàn gà Trung Quốc nhập lậu.
Để kiểm soát gia cầm có nguồn gốc rõ ràng đưa vào khu vực chợ Hà Vĩ, UBND huyện Thường Tín đã thành lập lực lượng liên ngành gồm: Thú y, QLTT phối hợp với Ban quản lý chợ và chính quyền địa phương tăng cường kiểm soát, trực 24/24 giờ trước cổng chơ; định kỳ hàng tháng đều tổ chức vệ sinh môi trường, nhằm phòng và ngăn chặn dịch bệnh có thể xảy ra; đặc biệt, xe chở gia cầm từ các tỉnh về đây cũng phải qua nhiều vòng kiểm dịch.
Với hàng chục tấn gia cầm luân chuyển mỗi ngày, việc chống buôn lậu và dịch cúm là một thách thức lớn đối với Ban quản lý chợ Hà Vĩ và lực lượng liên ngành, nhất là vào thời kỳ cao điểm như dịp lễ, tết hay khi bùng phát dịch bệnh.
Ông Nguyễn Anh Tú - Đội trưởng Đội QLTT số 30 (Chi cục QLTT Hà Nội) - cho hay, là đơn vị trực tiếp quản lý địa bàn chợ Hà Vĩ, đội luôn chủ động, thường xuyên chú trọng kiểm tra, kiểm soát gia cầm tại chợ và trên địa bàn; quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền cơ sở nên đã ngăn chặn tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu.
Hiện 100% số hộ kinh doanh gia cầm tại chợ Hà Vĩ đã ký cam kết không kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Do siết chặt kiểm tra nên đến nay, chợ Hà Vĩ đã kiểm soát được tình hình gia cầm, gà nhập lậu, hiện tượng gà đầu trọc Trung Quốc về chợ không còn.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.

Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.