Đầu Xuân Trúng Mùa Khoai Lang Tím

Ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ ở xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) thuê đất tại ấp Phú An (xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) với diện tích đất là 1,15 ha để trồng khoai lang tím. Trong 2 ngày 3, 4/2, ông Tuấn đang thu hoạch khoai và xem là thành công lớn khi được mùa, trúng giá.
Những hình ảnh do Phóng viên Dương Thu ghi lại trên cánh đồng khoai lang tím đang thu hoạch của ông Nguyễn Văn Tuấn:
Giá khoai lang tím mấy ngày qua tiếp tục tăng, giá bán của nông dân (mua tại ruộng khoai) vào trước Tết Nguyên Đán 2014 là 9.000- 9.500 đồng/kg, nhưng hiện Nguyễn Văn Tuấn đã bán với mức 12.000 đồng/kg.
Được biết: “Nguyên nhân giá khoai tăng mạnh ở thời điểm này do khoai lang trồng gặp mùa lũ (khoai lang trồng thời gian 6 tháng mới thu hoạch) khoai chỉ trồng trên vùng đất cao, có đê bao, vì thế số lượng hạn chế, không đại trà như trong những mùa vụ khác nên hút hàng giá tăng”.
Hiện nay, huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) là một trong những huyện có diện tích trồng khoai lang tím nhiều nhất các tỉnh ĐBSCL. Theo Phòng NNPTNT huyện, đến thời điểm cuối tháng 10/2013, toàn huyện đã xuống giống được 7.232ha khoai lang. “Vấn đề ngành nông nghiệp băn khoăn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ khoai lang còn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Nên nếu bà con thấy giá tăng trồng ồ ạt, rồi khi thị trường Trung Quốc không “ăn hàng” nữa chắc chắn khoai sẽ “dội chợ”, rớt giá”.
Hiện mỗi ngày công ty xuất 1 container khoai lang tím đi Trung Quốc, với giá bán 16.500 đồng/kg, tăng hơn 2.000 đồng/kg so với tháng trước. “Không chỉ Trung Quốc mà hiện nhiều nước như Singapore, Malaysia cũng có nhu cầu gửi đơn đặt hàng. Do nhu cầu tăng cao nên công ty cũng đã tăng giá thu mua của nông dân từ 13.000 đồng lên 15.000 đồng/kg khoai lang tím loại 1”.
Không chỉ khoai tươi mà các sản phẩm sau chế biến như tinh bột khoai, khoai lang sấy... thị trường cũng đang có nhu cầu. Đại diện Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Phúc Lợi (TP Hồ Chí Minh) cho biết công ty đang cần mua tinh bột khoai lang với số lượng không hạn chế xuất khẩu đi Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện tinh bột khoai lang có giá xuất khẩu từ 800- 900 USD/tấn tùy thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Thanh Hải (thôn 4, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak) bắt tay vào xây dựng trang trại nuôi gà từ năm 2011, trên diện tích 1,25 ha đất trồng cà phê già cỗi. Từ 3 nhà lạnh với quy mô 3.500 con/nhà, đến nay ông đã phát triển thành một hệ thống trang trại khép kín với 7 nhà lạnh nuôi gà đẻ trứng; mỗi nhà lạnh có diện tích hơn 500 m2.

Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Châu Phú sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đồng thời, đưa ra giải pháp cho việc trồng nguồn nguyên liệu (cỏ, bắp non) và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.

Chị Đinh Thị Hằng, một trong những hộ tình nguyện tham gia thực hiện mô hình trình diễn giống rau củ cải Song Jeong - Hàn Quốc cho biết: Thực hiện đúng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn, chị đã nghiêm túc đúng quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khâu chăm sóc cải củ.

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.