Dâu xanh trúng mùa, nhà vườn thu lãi cả trăm triệu đồng

Ngày 2-6, ông Trần Thái Nghiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) cho biết: “Phong Điền là một trong những nơi trồng dâu lớn nhất vùng ĐBSCL với diện tích hơn 400 ha với nhiều loại như: dâu xanh, dâu bòn bon... Trong đó, dâu xanh chiếm 100 ha.
Năm nay, năng suất dâu xanh đạt khá cao từ 25-30 tấn/ha. Đầu vụ (khoảng đầu tháng 5-PV) giá bán dâu xanh từ 10.000-11.000 đồng/kg, giá bán lẻ tại các chợ khoảng 20.000-25.000 đồng/kg”.
Năm nay do chi phí đầu vào như phân, thuốc trừ sâu ít, chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha nên phần nào hạ giá thành sản xuất, giúp nông dân có lợi nhuận nhiều. “So với năm 2014, người trồng dâu điêu đứng vì dội chợ với giá mà thương lái mua tại vuờn chỉ từ 4.000-5.000 đồng/kg. Năm nay với giá bán như trên, nhà vườn thu lãi từ 120 triệu đến 150 triệu đồng/ha” - ông Nghiêm nói.
Vừa đem 2 giỏ dâu bán lại cho các điểm bán lẻ ở các chợ của TP Cần Thơ, chị Trần Thị Nhung (ngụ thị xã Bình Minh) hồ hởi: “Tuy vào cuối vụ nhưng dâu xanh vẫn có giá. Tôi bán lại cho các chợ với giá 10.000 đồng/kg. Dâu xanh do nhà tôi trồng rất ngọt, dễ ăn nên được khách hàng ưa chuộng”.
Không chỉ tiêu thụ ở vùng ĐBSCL, các loại như dâu bòn bon, dâu xanh… còn được đưa đi tiêu thụ ở TP HCM và xuất đường tiểu ngạch sang Campuchia.
Có thể bạn quan tâm

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) của Đảng về phát triển kinh tế biển, ngư dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nuôi gần 500 lồng cá bớp thương phẩm, giúp người dân vươn lên làm giàu.

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.