Đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Ông Lương Thanh Văn, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc cho biết, mục tiêu của dự án là sản xuất chế biến, kinh doanh tôm thương phẩm với quy mô từ 100 - 300 tấn/ha mặt nước nuôi/năm tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang với nhu cầu sử dụng đất dự kiến là 350 ha. Hình thức thực hiện là đầu tư mới (có phân kỳ giai đoạn thực hiện) do Công ty Việt Úc làm chủ đầu tư thực hiện dự án với tổng số vốn dự kiến là 500 tỷ đồng.
Công ty Việt Úc sẽ đầu tư khu nuôi 150 ha trong giai đoạn 1, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 20 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đầu tư. Giai đoạn 2, công ty sẽ đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 15 tháng tiếp theo. Giai đoạn 3, công ty sẽ tiếp tục đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 15 tháng tiếp theo. Thời gian thực hiện dự án và hoạt động dự án là 50 năm. Loại hình đầu tư thành lập công ty mới 100% vốn nước ngoài.
Việc đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành thủy sản của địa phương và tỉnh nhà, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trước đó, ngày 25/3/2015, tại ấp Vĩnh Lạc (xã Vĩnh Thịnh, H. Hòa Bình, Bạc Liêu), Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu (thuộc Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc) cũng đã tổ chức thả tôm giống theo mô hình “Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính”. Dự án có quy mô sản xuất 50 ha, được chia làm 414 ao nuôi, mỗi ao rộng 500 m2, mật độ thả giống từ 200 - 500 con/m2, tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu tổ chức thả nuôi 90 ao.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp và làm trung tâm, nòng cốt trong các phong trào của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã, đang làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chủ động tham gia thực hiện các chương trình, phong trào do các cấp phát động.

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội.

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.