Đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Ông Lương Thanh Văn, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc cho biết, mục tiêu của dự án là sản xuất chế biến, kinh doanh tôm thương phẩm với quy mô từ 100 - 300 tấn/ha mặt nước nuôi/năm tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang với nhu cầu sử dụng đất dự kiến là 350 ha. Hình thức thực hiện là đầu tư mới (có phân kỳ giai đoạn thực hiện) do Công ty Việt Úc làm chủ đầu tư thực hiện dự án với tổng số vốn dự kiến là 500 tỷ đồng.
Công ty Việt Úc sẽ đầu tư khu nuôi 150 ha trong giai đoạn 1, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 20 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đầu tư. Giai đoạn 2, công ty sẽ đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 15 tháng tiếp theo. Giai đoạn 3, công ty sẽ tiếp tục đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 15 tháng tiếp theo. Thời gian thực hiện dự án và hoạt động dự án là 50 năm. Loại hình đầu tư thành lập công ty mới 100% vốn nước ngoài.
Việc đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành thủy sản của địa phương và tỉnh nhà, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trước đó, ngày 25/3/2015, tại ấp Vĩnh Lạc (xã Vĩnh Thịnh, H. Hòa Bình, Bạc Liêu), Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu (thuộc Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc) cũng đã tổ chức thả tôm giống theo mô hình “Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính”. Dự án có quy mô sản xuất 50 ha, được chia làm 414 ao nuôi, mỗi ao rộng 500 m2, mật độ thả giống từ 200 - 500 con/m2, tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu tổ chức thả nuôi 90 ao.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tăng sản lượng trên cùng đơn vị diện tích, việc sản xuất thâm canh đã được nông dân áp dụng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến thực trạng có người lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong khi nhu cầu thị trường hiện nay là sử dụng sản phẩm sạch.

Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.

Theo ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy (Hậu Giang), hiện diện tích dưa hấu tại huyện đã giảm đáng kể do đầu ra và giá cả bấp bênh. Cụ thể, giá dưa hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Giá quá thấp dẫn tới thua lỗ, nên nhiều hộ tự mang sản phẩm chất đống trước nhà để bán, nhưng cũng chỉ được 2.500-3.500 đồng/kg, trong khi giá dưa bán tại các chợ đầu mối từ 5.000-6.000 đồng/kg.

Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.

Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.