Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn
Ngày đăng: 21/07/2015

Ở tuổi 86, ít người có được sức khỏe như ông Nguyễn Đức Lạc, ở tổ 5, phường Tích Lương (T.P Thái Nguyên). Ông Lạc nguyên là thiếu tá trong quân đội, từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Hằng ngày, ông vẫn tự mình chăm sóc đàn ong của gia đình, từ việc tạo chúa, chia đàn, quay mật đến diệt trừ các loại sâu bọ hại ong… Bắt đầu nuôi ong từ năm 2000, đến nay ông Lạc đã phát triển quy mô lên gần 70 thùng ong, được đặt ngăn nắp trong vườn nhà (mỗi thùng cách nhau khoảng 2m). Ông Lạc chia sẻ: Nghề nuôi ong đòi hỏi phải luôn vận động, lại được sống gần với thiên nhiên nên khiến tôi khỏe khoắn. Kỹ thuật nuôi ong không khó nhưng yêu cầu sự cần cù, thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của những người cùng nuôi. Để ong cho sản lượng mật cao phải biết rõ tập tập tính của chúng, tận dụng các mùa hoa nở để phát triển đàn, đồng thời cung cấp đầy đủ thức ăn, chống rét cho ong vào mùa lạnh và ít hoa. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm ông Lạc thu được từ 500 - 600 lít mật ong, với giá bán từ 180 đến 200 nghìn đồng/lít. Ngoài ra, ông còn có thêm nguồn thu từ việc bán thùng và cầu ong.

Cùng với ông Lạc, trên địa bàn phường Tích Lương hiện có hơn 30 hộ nuôi ong mật. Hộ ít có một vài đàn, nhiều khoảng 30 - 40 đàn, tất cả cùng có chung nhận định nuôi ong là nghề có hiệu quả kinh tế cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương. Ông Dương Văn Hào, ở tổ 3, phường Tích Lương nguyên là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, rồi Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh khi về nghỉ hưu cũng nuôi thử nghiệm một vài đàn ong. Nhận thấy hiệu quả, ông Hào đã xây dựng Dự án “Nuôi ong lấy mật góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Tích Lương” từ cuối năm 2013 và vận động các hội viên CLB hưu trí Thái Nguyên phường Tích Lương cùng thực hiện. Ông Hào nhận định: Nhiều người cho rằng ở giữa thành phố đông đúc thì nuôi ong không hiệu quả là chưa chính xác. Bởi ong là loài có phạm vi hoạt động rộng, đi kiếm ăn rất xa. Mặt khác, mỗi gia đình dù ít cũng trồng một vài cây hoa hoặc cây ăn quả nên vẫn có nguồn thức ăn cho ong. Điều quan trọng là phải nắm vững kỹ thuật và xác định được quy mô nuôi phù hợp.

Ngay sau khi Dự án được UBND T.P Thái Nguyên chấp thuận, hỗ trợ 30 triệu đồng và Ban Chủ nhiệm CLB hưu trí Thái Nguyên cũng cho vay 20 triệu đồng không lấy lãi trong thời gian 1 năm, tổ hội viên hưu trí phường đã tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo phường và phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ong mật cho những người có nhu cầu. Trong tổ chức thực hiện, các tổ viên CLB hưu trí Thái Nguyên phường Tích Lương. Bản thân gia đình ông Hào hiện đã phát triển quy mô nuôi ong lên 40 thùng. Ông Hào phân tích: Mỗi năm một thùng ong cho từ 6 đến 8 lít mật, trừ chi phí còn lãi khoảng 900 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế hơn so với cấy một sào lúa. Ngoài ra, nuôi ong không phải đầu tư nhiều (khoảng 800 nghìn đồng/thùng) và công chăm sóc, không đòi hỏi diện tích đất rộng mà mức độ rủi ro cũng thấp hơn so với các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi khác. Đối với các hộ ở ven thành phố, nhất là công chức nghỉ hưu có thể đầu tư quy mô nuôi từ 5 - 10 thùng ong là phù hợp, vừa lấy mật phục vụ gia đình lại vừa có thêm thu nhập.

Sau gần 1 năm thực hiện Dự án, quy mô nuôi ong mật trên địa bàn phường Tích Lương đã đạt khoảng hơn 200 thùng, tăng 150 thùng so với khi bắt đầu triển khai. Không chỉ hội viên trong CLB hưu trí Thái Nguyên phường Tích Lương, nhiều hộ dân sau khi được tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cũng tích cực nuôi ong mật. Các thành viên trong CLB nhận định rằng: Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, nuôi ong mật còn mang lại những lợi ích khác không dễ để đong đếm. Việc thường xuyên lao động nhẹ nhàng, tham gia trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, phát triển đàn ong giúp các thành viên trong CLB có sức khỏe, tăng cường sự gắn bó, đoàn kết trong khu dân cư. Quan trọng hơn là đã xây dựng được hình ảnh đẹp về người cán bộ hưu trí tuy đã được nghỉ chế độ nhưng vẫn tích cực lao động sản xuất, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. Từ Dự án này, chúng tôi mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm, tiếp tục mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở những địa phương khác trên toàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

16/07/2014
Nhiều Cơ Sở Ở Bình Thuận Thu Mua Thanh Long Xô Tại Vườn Bị Lỗ Nặng Nhiều Cơ Sở Ở Bình Thuận Thu Mua Thanh Long Xô Tại Vườn Bị Lỗ Nặng

Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.

24/03/2014
Hạn Hán Vẫn Đe Dọa Các Tỉnh Miền Trung Hạn Hán Vẫn Đe Dọa Các Tỉnh Miền Trung

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

16/07/2014
Nông Dân Bàn Cách Trồng Mía Công Nghệ Cao Nông Dân Bàn Cách Trồng Mía Công Nghệ Cao

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.

16/07/2014
Thăng Trầm Chuyện... Nuôi Nhím Thăng Trầm Chuyện... Nuôi Nhím

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.

16/07/2014