Đầu Tư Lớn Để Nâng Chất Lượng, Giá Trị Chè

Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.
Cụ thể, về quy hoạch, trên cơ sở định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến (theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen), Thái Nguyên đã xây dựng quy hoạch cụ thể diện tích chè xanh, chè đen.
Trong đó diện tích chè xanh chủ yếu tập trung tại vùng sản xuất chè của TP. Thái Nguyên và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Thị xã Sông Công. Đối với chè đen tập trung tại huyện Định Hoá, Võ Nhai và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ.
Tỉnh Thái Nguyên cũng triển khai xây dựng điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè của tỉnh. Cụ thể, tỉnh hỗ trợ người trồng chè trong quá trình triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao; chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm...
Việc lựa chọn nhà máy chế biến chè sẽ sẽ căn cứ vào dự báo khả năng đáp ứng nguyên liệu và sự hình thành các vùng nguyên liệu. Các công nghệ, thiết bị chế biến cũng sẽ phải lựa chọn phù hợp với từng loại chè. Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm sau chè có hiệu quả cao như: Nước chè đóng chai, dược liệu chè… Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 có 50% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-HACCP.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.

Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.