Đầu Tư Lớn Để Nâng Chất Lượng, Giá Trị Chè

Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.
Cụ thể, về quy hoạch, trên cơ sở định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến (theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen), Thái Nguyên đã xây dựng quy hoạch cụ thể diện tích chè xanh, chè đen.
Trong đó diện tích chè xanh chủ yếu tập trung tại vùng sản xuất chè của TP. Thái Nguyên và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Thị xã Sông Công. Đối với chè đen tập trung tại huyện Định Hoá, Võ Nhai và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ.
Tỉnh Thái Nguyên cũng triển khai xây dựng điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè của tỉnh. Cụ thể, tỉnh hỗ trợ người trồng chè trong quá trình triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao; chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm...
Việc lựa chọn nhà máy chế biến chè sẽ sẽ căn cứ vào dự báo khả năng đáp ứng nguyên liệu và sự hình thành các vùng nguyên liệu. Các công nghệ, thiết bị chế biến cũng sẽ phải lựa chọn phù hợp với từng loại chè. Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm sau chè có hiệu quả cao như: Nước chè đóng chai, dược liệu chè… Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 có 50% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-HACCP.
Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng có thừa, thị trường xuất khẩu rộng mở nhưng ngành chế biến, xuất khẩu chè Việt Nam vẫn còn những nghịch lý từ trong nội tại như quy mô sản xuất nhỏ, có quá nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khiến nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng được công suất chế biến của các nhà máy, giá xuất khẩu thấp,…

Ngày 26/4, tại Tp Nha Trang, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam đã tổ chức hội nghị khách hàng và đưa ra giải pháp hiệu quả giúp người nuôi tôm yên tâm và thành công. Tham dự có trên 130 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tại các tỉnh khu vực từ Khánh Hòa cho đến Bến Tre và lãnh đạo cấp cao của Công ty cùng tham gia Hội nghị.

UNBD TP.HCM vừa kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép được xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại huyện Cần Giờ với diện tích 3ha, công suất chứa từ 15.000 đến 20.000 tấn, nhằm giúp ổn định giá muối trên thị trường.

Các nhà NK tôm ở Châu Âu và Mỹ đang giảm NK và chờ giá giảm thêm trừ một số bắt buộc phải nhập để đáp ứng các đơn đặt hàng.

Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.