Đầu Ra Cho Các Sản Phẩm Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn VGAP Vẫn Còn Khó Khăn

Đó là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo gặp gỡ để thực hiện ký kết mua bán hàng nông sản giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại xuất hàng nông sản với các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh vào ngày 29-4, do Sở Công thương Bình Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tổ chức.
Tại hội thảo, các tổ hợp tác, chủ trang trại sản xuất hàng nông sản đã giới thiệu các sản phẩm nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn VGAP, đạt tiêu chuẩn chất lượng như rau mầm, cà chua, trái cây, nấm… Tuy nhiên, đầu ra cho các sản phẩm rau sạch ở thị trường Bình Dương vẫn còn khó khăn đối với nhiều chủ trang trại, trong khi đa số các siêu thị đều nhập hàng từ các trung gian cung ứng sản phẩm cho thuận tiện trong việc thanh toán hàng, vận chuyển.
Trước băn khoăn của các chủ trang trại sản xuất nông sản, ngành chức năng đã ghi nhận và cho biết, sẽ tìm hướng giải quyết, tạo điều kiện tốt nhất để người nông dân có thể sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho người nông dân; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất nông sản có thể cung ứng hàng cho các siêu thị trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.

Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.

Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.

Thời gian qua, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con ngư dân đầu tư, mua sắm tàu thuyền đánh bắt thủy sản xa bờ; đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến, khai thác hết diện tích ao hồ mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Mặc dù các địa phương đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ, tuy nhiên, mục tiêu đến 31/12/2015, 100% cở sở nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn viet gap như qui định trong nghị định 36 của chính phủ là khó có thể thực hiện được do khâu qui hoạch còn chậm.