Đầu Năm Ngư Dân Trúng Mùa Ruốc Đỏ

Anh Nguyễn Ngọc Hà, khu phố 9, phường Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) cho biết: từ ngày mùng 6 tết Giáp Ngọ đến nay ngư dân các xã, phường ven biển đánh bắt được nhiều ruốc đỏ. Sản lượng ruốc của mỗi thuyền từ 3 tạ đến gần 2 tấn/ngày.
Giá bán hiện nay khoảng 18.000 đến 20.000 đồng/1 kg cho thương lái mua phơi khô. Đầu năm mới, trúng mùa ruốc đỏ đem lại niềm vui cho bà con ngư dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn Bùi Văn Sữa ở xã Định Yên cho biết, hiện vườn nhà ông có khoảng 2.600m2 đất trồng quýt đường, với trên 280 gốc, đang cho thu hoạch rộ. So với trồng quýt hồng thì quýt đường cho năng suất cao hơn, với khoảng 20kg/cây, ít sâu bệnh, khi cây đã lớn chủ yếu bón phân hữu cơ, cây cho trái luân phiên.

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.