Đậu Hà Lan Trên Đất Tiên Do

Những ngày này, đến xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang), trên các cánh đồng, rất đông thương lái tụ về thu mua đậu Hà Lan, nhiều nhất là thôn Tiên Do.
Thôn có hơn 50 ha cây vụ đông thì có tới 30 ha đậu Hà Lan, cả một cánh đồng rộng lớn chỉ toàn cây trồng này. Do đất đai, nguồn nước tưới tiêu và giao thông nội đồng thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nên người dân trong thôn đã quy hoạch thành cánh đồng mẫu.
Theo xe ô tô của các thương lái thu mua tại cánh đồng mẫu, thấy bà con đang tất bật thu hoạch đỗ, bao lớn bao bé xếp đầy bờ. Anh Dương Văn Dũng cho biết: "Năm nào gia đình tôi cũng trồng 6-7 sào đậu Hà Lan. Năm trước, với giá bình quân từ 6-7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi 40 triệu đồng. Năm nay, trồng muộn hơn, thương lái thu mua 8 nghìn đồng/kg. Cứ đà này hết vụ chắc cũng được khá.” Trong thôn, nhiều hộ cũng có thu nhập cao từ 40- 50 triệu đồng/vụ như gia đình anh Lê Hải Linh, Dương Đức Văn, Tăng Văn Dũng…
Thời vụ trồng đậu Hà Lan thường vào đầu tháng 8 đến trung tuần tháng 9 dương lịch; sau 40 ngày cho thu hoạch; thời gian kéo dài khoảng hơn hai tháng. Năng suất ước đạt hơn 1 tấn quả/sào, trừ chi phí lãi 5- 6 triệu đồng. Để cây phát triển tốt nên trồng trên đất cát pha thịt, bón lót bằng phân chuồng ủ hoai mục, tưới nước giữ ẩm, nhất là sau mỗi lần thu hái cần bón phân tổng hợp NPK để bổ sung dinh dưỡng. Khi cây có 5- 6 lá thật thì tiến hành cắm giàn...
Ông Trương Ngọc Mão, Trưởng thôn Tiên Do cho biết: "Ở thôn Tiên Do, đậu thu hoạch đến đâu các tư thương thu mua hết đến đó. Nhờ cây trồng này, nhiều hộ dân trong thôn đã có nguồn thu đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống. Những năm tới, thôn tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích lên 40 ha”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.