Đậu Hà Lan Trên Đất Tiên Do

Những ngày này, đến xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang), trên các cánh đồng, rất đông thương lái tụ về thu mua đậu Hà Lan, nhiều nhất là thôn Tiên Do.
Thôn có hơn 50 ha cây vụ đông thì có tới 30 ha đậu Hà Lan, cả một cánh đồng rộng lớn chỉ toàn cây trồng này. Do đất đai, nguồn nước tưới tiêu và giao thông nội đồng thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nên người dân trong thôn đã quy hoạch thành cánh đồng mẫu.
Theo xe ô tô của các thương lái thu mua tại cánh đồng mẫu, thấy bà con đang tất bật thu hoạch đỗ, bao lớn bao bé xếp đầy bờ. Anh Dương Văn Dũng cho biết: "Năm nào gia đình tôi cũng trồng 6-7 sào đậu Hà Lan. Năm trước, với giá bình quân từ 6-7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi 40 triệu đồng. Năm nay, trồng muộn hơn, thương lái thu mua 8 nghìn đồng/kg. Cứ đà này hết vụ chắc cũng được khá.” Trong thôn, nhiều hộ cũng có thu nhập cao từ 40- 50 triệu đồng/vụ như gia đình anh Lê Hải Linh, Dương Đức Văn, Tăng Văn Dũng…
Thời vụ trồng đậu Hà Lan thường vào đầu tháng 8 đến trung tuần tháng 9 dương lịch; sau 40 ngày cho thu hoạch; thời gian kéo dài khoảng hơn hai tháng. Năng suất ước đạt hơn 1 tấn quả/sào, trừ chi phí lãi 5- 6 triệu đồng. Để cây phát triển tốt nên trồng trên đất cát pha thịt, bón lót bằng phân chuồng ủ hoai mục, tưới nước giữ ẩm, nhất là sau mỗi lần thu hái cần bón phân tổng hợp NPK để bổ sung dinh dưỡng. Khi cây có 5- 6 lá thật thì tiến hành cắm giàn...
Ông Trương Ngọc Mão, Trưởng thôn Tiên Do cho biết: "Ở thôn Tiên Do, đậu thu hoạch đến đâu các tư thương thu mua hết đến đó. Nhờ cây trồng này, nhiều hộ dân trong thôn đã có nguồn thu đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống. Những năm tới, thôn tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích lên 40 ha”.
Có thể bạn quan tâm

Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (Thạnh Tân, Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là “dở hơi” nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở nn&ptnt, cho biết, để “gỡ rối” cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong tình hình khó khăn như hiện nay, Sở đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang tính bền vững và đang phát huy hiệu quả.

Sau hơn 7 tháng thả nuôi, đến nay mô hình nuôi cá nước ngọt của hộ ông Bùi Tá Lợi ở xã Nghĩa Kỳ và hộ ông Nguyễn Điều ở xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã đem lại kết quả. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giải quyết cho nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả trong sản xuất của địa phương.

Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Bắc Ninh, Cty TNHH MTV SX & tiêu thụ VAC Nam Hà đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT SX giống và nuôi thương phẩm ba ba gai”.