Đậu Hà Lan Trên Đất Tiên Do

Những ngày này, đến xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang), trên các cánh đồng, rất đông thương lái tụ về thu mua đậu Hà Lan, nhiều nhất là thôn Tiên Do.
Thôn có hơn 50 ha cây vụ đông thì có tới 30 ha đậu Hà Lan, cả một cánh đồng rộng lớn chỉ toàn cây trồng này. Do đất đai, nguồn nước tưới tiêu và giao thông nội đồng thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nên người dân trong thôn đã quy hoạch thành cánh đồng mẫu.
Theo xe ô tô của các thương lái thu mua tại cánh đồng mẫu, thấy bà con đang tất bật thu hoạch đỗ, bao lớn bao bé xếp đầy bờ. Anh Dương Văn Dũng cho biết: "Năm nào gia đình tôi cũng trồng 6-7 sào đậu Hà Lan. Năm trước, với giá bình quân từ 6-7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi 40 triệu đồng. Năm nay, trồng muộn hơn, thương lái thu mua 8 nghìn đồng/kg. Cứ đà này hết vụ chắc cũng được khá.” Trong thôn, nhiều hộ cũng có thu nhập cao từ 40- 50 triệu đồng/vụ như gia đình anh Lê Hải Linh, Dương Đức Văn, Tăng Văn Dũng…
Thời vụ trồng đậu Hà Lan thường vào đầu tháng 8 đến trung tuần tháng 9 dương lịch; sau 40 ngày cho thu hoạch; thời gian kéo dài khoảng hơn hai tháng. Năng suất ước đạt hơn 1 tấn quả/sào, trừ chi phí lãi 5- 6 triệu đồng. Để cây phát triển tốt nên trồng trên đất cát pha thịt, bón lót bằng phân chuồng ủ hoai mục, tưới nước giữ ẩm, nhất là sau mỗi lần thu hái cần bón phân tổng hợp NPK để bổ sung dinh dưỡng. Khi cây có 5- 6 lá thật thì tiến hành cắm giàn...
Ông Trương Ngọc Mão, Trưởng thôn Tiên Do cho biết: "Ở thôn Tiên Do, đậu thu hoạch đến đâu các tư thương thu mua hết đến đó. Nhờ cây trồng này, nhiều hộ dân trong thôn đã có nguồn thu đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống. Những năm tới, thôn tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích lên 40 ha”.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

VASEP dự báo nguyên liệu cá tra trong quý 3 sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi lại trong sáu tháng đầu năm nay.

Những ngày qua, do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa to, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 8.000ha lúa đông xuân 2012 - 2013 vừa chín tới, chưa kịp thu hoạch đã nằm rạp xuống mặt ruộng. Người dân dàn hàng ngang lội bùn khẩn trương gặt lúa, chi phí cao mà lúa thất thoát lớn.