Đậu Cô Ve Lãi Khá

Với giá bán ổn định 20.000 đ/kg, mỗi sào đậu cô ve leo cho thu từ 6,5 - 7 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 4 - 5 triệu đồng.
Anh La Văn Chiến, thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình, Lạng Sơn) cho biết, những năm trước gia đình chủ yếu trồng 2 vụ lúa, 1 vụ khoai tây, nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Tìm hiểu thị trường anh nhận thấy cây đậu cô ve leo được giá nên đã trồng thử 2 sào. Hiện gia đình anh đang thu hoạch những lứa trái đầu, với giá bán từ 18.000 – 20.000 đ/kg, hứa hẹn đến cuối vụ gia đình anh sẽ có một khoản thu kha khá từ cây đậu cô ve.
Chị Hoàng Thị Ỷ, thôn Nà Pán, xã Tân Liên (huyện Cao Lộc), người trồng 1,5 sào đậu cô ve leo hồ hởi: Sau khi trồng 50 - 55 ngày, đậu cô ve bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50 - 60kg/ha, lứa 4 - 5 thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần. Sau đó cách 2 - 3 ngày thu 1 lần.
Có thể thu 10 - 12 lứa tùy theo cách chăm sóc. Hiện gia đình chị đang thu hoạch trái đậu cô ve leo, với giá bán 20.000 đ/kg, cao hơn so với vụ trước từ 10.000 – 12.000 đ/kg. Với giá ổn định như thế này, mỗi sào đậu cô ve leo cho thu từ 6,5 - 7 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 4 - 5 triệu đồng, tăng gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Phú Lương đã từng bước đưa những giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao.

Anh Võ Kim Hùng là một thanh niên trẻ nhiệt tình, năng nổ trong các phong trào phát triển kinh tế của địa phương.

Nghề nuôi cá đặc sản trở thành nguồn thu nổi bật của xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, với tổng doanh thu lên đến hơn 40 tỷ đồng/năm.

Trên đỉnh núi mây mù bao phủ, anh Phượng dốc hầu bao, tiên phong xây bể nuôi cá tầm, cá hồi. Sau 2 năm, anh thành công ngoài mong đợi.

Trên những triền núi cao hay những dòng suối nhỏ dưới chân núi, người dân huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) xây bể, đào ao thả cá, dựng nên nhiều mô hình hiệu quả.