Đậu Cô Ve Lãi Khá

Với giá bán ổn định 20.000 đ/kg, mỗi sào đậu cô ve leo cho thu từ 6,5 - 7 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 4 - 5 triệu đồng.
Anh La Văn Chiến, thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình, Lạng Sơn) cho biết, những năm trước gia đình chủ yếu trồng 2 vụ lúa, 1 vụ khoai tây, nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Tìm hiểu thị trường anh nhận thấy cây đậu cô ve leo được giá nên đã trồng thử 2 sào. Hiện gia đình anh đang thu hoạch những lứa trái đầu, với giá bán từ 18.000 – 20.000 đ/kg, hứa hẹn đến cuối vụ gia đình anh sẽ có một khoản thu kha khá từ cây đậu cô ve.
Chị Hoàng Thị Ỷ, thôn Nà Pán, xã Tân Liên (huyện Cao Lộc), người trồng 1,5 sào đậu cô ve leo hồ hởi: Sau khi trồng 50 - 55 ngày, đậu cô ve bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50 - 60kg/ha, lứa 4 - 5 thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần. Sau đó cách 2 - 3 ngày thu 1 lần.
Có thể thu 10 - 12 lứa tùy theo cách chăm sóc. Hiện gia đình chị đang thu hoạch trái đậu cô ve leo, với giá bán 20.000 đ/kg, cao hơn so với vụ trước từ 10.000 – 12.000 đ/kg. Với giá ổn định như thế này, mỗi sào đậu cô ve leo cho thu từ 6,5 - 7 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 4 - 5 triệu đồng, tăng gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.

Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả tỉnh có khoảng 4.000/36.000 ha gieo cấy là ruộng trũng, nhiều địa phương thường gọi là chiêm đầm chỉ có khả năng gieo cấy lúa chiêm xuân, vụ mùa kết hợp thả cá vụ, hoặc bỏ hoang. Diện tích tập trung nhiều ở các huyện vùng đất giữa như Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hòa...