Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu 2,55 Tỷ USD Tôm Các Loại TừĐồng Bằng Sông Cửu Long

Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu 2,55 Tỷ USD Tôm Các Loại TừĐồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 10/03/2014

Khu vực sẽ đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm 2013, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh ĐBSCL đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha mặt nước nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Vùng nuôi trọng điểm là các tỉnh ven biển, gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh với diện tích 478.000 ha. Các tỉnh này phấn đấu đạt sản lượng 381.000 tấn, trong đó tôm sú đạt khoảng 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 78.000 tấn.

Nhằm hạn chế tình trạng tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt, các tỉnh củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải. Các tỉnh phổ biến rộng rãi đến người nuôi biện pháp không sử dụng hóa chất cấm diệt cá tạp hoặc chất có nguồn gốc là thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường nước.

Đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm nuôi thủy sản tại địa phương.

Riêng tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang cho nông dân vay thêm trên 500 tỷ đồng vốn cải tạo ao, vuông trôm, mua con giống, thức ăn thủy sản. Thành phố Cần Thơ, tỉnh Bến Tre, Hậu Giang đưa thêm 65 trại giống tôm càng xanh vào sản xuất, cung ứng thêm từ 800 - 900 triệu con giống cho người nuôi.

Năm 2013, ĐBSCL đã đưa trên 588.000 ha mặt nước vào nuôi tôm. Sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Riêng 2 tháng đầu năm nay, toàn vùng xuất khẩu tôm đạt giá trị 433 triệu USD.


Có thể bạn quan tâm

Cá Mùa Lũ Ở An Giang Cá Mùa Lũ Ở An Giang

Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…

15/09/2014
Tôm Giống Sản Xuất Trong Tỉnh Cung Ứng Đạt 60 - 70% Nhu Cầu Tôm Giống Sản Xuất Trong Tỉnh Cung Ứng Đạt 60 - 70% Nhu Cầu

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

15/09/2014
Bảy Ánh “Cá Chình” Bảy Ánh “Cá Chình”

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

15/09/2014
Kim Động (Hưng Yên) Khai Thác Tiềm Năng Vùng Bãi Để Phát Triển Đàn Bò Kim Động (Hưng Yên) Khai Thác Tiềm Năng Vùng Bãi Để Phát Triển Đàn Bò

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

15/09/2014
Trồng Thảo Dược Dưới Tán Rừng Trồng Thảo Dược Dưới Tán Rừng

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

15/09/2014