Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu 2,55 Tỷ USD Tôm Các Loại TừĐồng Bằng Sông Cửu Long

Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu 2,55 Tỷ USD Tôm Các Loại TừĐồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 10/03/2014

Khu vực sẽ đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm 2013, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh ĐBSCL đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha mặt nước nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Vùng nuôi trọng điểm là các tỉnh ven biển, gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh với diện tích 478.000 ha. Các tỉnh này phấn đấu đạt sản lượng 381.000 tấn, trong đó tôm sú đạt khoảng 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 78.000 tấn.

Nhằm hạn chế tình trạng tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt, các tỉnh củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải. Các tỉnh phổ biến rộng rãi đến người nuôi biện pháp không sử dụng hóa chất cấm diệt cá tạp hoặc chất có nguồn gốc là thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường nước.

Đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm nuôi thủy sản tại địa phương.

Riêng tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang cho nông dân vay thêm trên 500 tỷ đồng vốn cải tạo ao, vuông trôm, mua con giống, thức ăn thủy sản. Thành phố Cần Thơ, tỉnh Bến Tre, Hậu Giang đưa thêm 65 trại giống tôm càng xanh vào sản xuất, cung ứng thêm từ 800 - 900 triệu con giống cho người nuôi.

Năm 2013, ĐBSCL đã đưa trên 588.000 ha mặt nước vào nuôi tôm. Sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Riêng 2 tháng đầu năm nay, toàn vùng xuất khẩu tôm đạt giá trị 433 triệu USD.


Có thể bạn quan tâm

Giúp cây nhãn phục hồi mở cửa thị trường tiềm năng rải vụ theo thị trường Giúp cây nhãn phục hồi mở cửa thị trường tiềm năng rải vụ theo thị trường

Sản xuất rải vụ cây nhãn đã đem lại những hiệu quả bước đầu, đồng thời tạo cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của trái cây đặc sản này.

16/09/2015
Dịch chuyển mùa trái chín Dịch chuyển mùa trái chín

Trong khi hàng vạn nông dân trong cả nước vẫn đang lao đao với câu chuyện “được mùa rớt giá” khi vào vụ thu hoạch rộ, trái cây hái bán không kịp, giá rẻ như cho

16/09/2015
Chanh không hạt tăng giá trở lại Chanh không hạt tăng giá trở lại

Sau gần một tháng giá chanh ở mức thấp thì hiện nay giá tăng trở lại. Hiện chanh không hạt giá tăng lên 8.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg).

16/09/2015
Giúp cây nhãn phục hồi- mở cửa thị trường tiềm năng Giúp cây nhãn phục hồi- mở cửa thị trường tiềm năng

Đầu năm 2015, nhãn được “mở cửa” và xuất khẩu 25kg đầu tiên sang thị trường Mỹ với giá 60.000 đ/kg.

16/09/2015
Hơn 1.300 ha trồng cây có múi Hơn 1.300 ha trồng cây có múi

Đến nay, tổng diện tích cây có múi trên địa bàn 3 xã Tân Định, Lạc An và Hiếu Liêm (Bình Dương) khoảng 1.300 ha. Tổng giá trị sản xuất đối với cây ăn quả chính trên địa bàn huyện (bưởi, cam, quýt) ước đạt từ 137 - 192 tỷ đồng/năm

16/09/2015