Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu 2,55 Tỷ USD Tôm Các Loại TừĐồng Bằng Sông Cửu Long

Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu 2,55 Tỷ USD Tôm Các Loại TừĐồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 10/03/2014

Khu vực sẽ đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm 2013, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh ĐBSCL đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha mặt nước nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Vùng nuôi trọng điểm là các tỉnh ven biển, gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh với diện tích 478.000 ha. Các tỉnh này phấn đấu đạt sản lượng 381.000 tấn, trong đó tôm sú đạt khoảng 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 78.000 tấn.

Nhằm hạn chế tình trạng tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt, các tỉnh củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải. Các tỉnh phổ biến rộng rãi đến người nuôi biện pháp không sử dụng hóa chất cấm diệt cá tạp hoặc chất có nguồn gốc là thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường nước.

Đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm nuôi thủy sản tại địa phương.

Riêng tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang cho nông dân vay thêm trên 500 tỷ đồng vốn cải tạo ao, vuông trôm, mua con giống, thức ăn thủy sản. Thành phố Cần Thơ, tỉnh Bến Tre, Hậu Giang đưa thêm 65 trại giống tôm càng xanh vào sản xuất, cung ứng thêm từ 800 - 900 triệu con giống cho người nuôi.

Năm 2013, ĐBSCL đã đưa trên 588.000 ha mặt nước vào nuôi tôm. Sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Riêng 2 tháng đầu năm nay, toàn vùng xuất khẩu tôm đạt giá trị 433 triệu USD.


Có thể bạn quan tâm

Phá giá đồng Nhân dân tệ gạo xuất khẩu bị ép giá Phá giá đồng Nhân dân tệ gạo xuất khẩu bị ép giá

Sau khi đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá, nhiều lĩnh vực xuất khẩu (XK) chịu tác động, trong đó mặt hàng gạo xuất khẩu đang đối mặt với không ít khó khăn từ việc ép giá, phá vỡ hợp đồng của không chỉ đối tác Trung Quốc mà từ các đầu mối nhập khẩu tại một số thị trường khác.

28/08/2015
Xuất khẩu nông sản chủ lực tiếp tục sụt giảm mạnh Xuất khẩu nông sản chủ lực tiếp tục sụt giảm mạnh

8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, cao su, gạo liên tục trong tình trạng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

28/08/2015
 Thị trường phân bón ổn định Thị trường phân bón ổn định

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

28/08/2015
Ra mắt Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng Ra mắt Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng

Ngày 26-8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức ra mắt mô hình Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.

29/08/2015
Hơn 13.700ha tôm nuôi bị thiệt hại Hơn 13.700ha tôm nuôi bị thiệt hại

Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại 13.732ha. Trong đó, tôm nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70% trên 10.660ha, thiệt hại trên 70% là trên 3.000ha.

29/08/2015