Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đất chuyên trồng lúa nước được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm

Đất chuyên trồng lúa nước được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm
Ngày đăng: 24/04/2015

Cụ thể, căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

Về hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 10 triệu đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Về nguồn và cơ chế hỗ trợ, đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí; đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm

Nghị định cũng quy định cụ thể 3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

1- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

2- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã.

3- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với UBND cấp xã. UBND cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định  khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định nêu trên vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đồng thuận từ cán bộ đến dân Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đồng thuận từ cán bộ đến dân

Bí quyết đưa đến thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam chính là sự đồng thuận từ cán bộ đến người dân. Nhờ thế, Đại Hiệp đã sớm về đích NTM trước thời hạn một năm.

17/09/2015
Phập phồng làng rau Trà Quế Phập phồng làng rau Trà Quế

Cơn bão Vàm Cỏ đem theo mưa to và gió mạnh đổ bộ vào Quảng Nam mấy ngày nay chính thức báo hiệu một mùa mưa bão đầy bất trắc nữa lại đến. Người trồng rau ở Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An) lại bắt đầu chuỗi những tháng ngày phập phồng theo sự khắc nghiệt của ông trời.

17/09/2015
Khuyến ngư đồng hành nông thôn mới Khuyến ngư đồng hành nông thôn mới

Kết quả khả quan của các mô hình khuyến ngư được triển khai trên địa bàn huyện Thăng Bình trong thời gian qua đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới, tạo thu nhập ổn định cho người dân.

17/09/2015
Lợi trước mắt, hại lâu dài Lợi trước mắt, hại lâu dài

Việc sử dụng chất tạo nạc salbutamol trong chăn nuôi lợn (thuộc nhóm beta-agonist) diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh thành phía Nam chưa kiểm soát hiệu quả.

17/09/2015
Gạo Campuchia cảnh báo thành hiện thực Gạo Campuchia cảnh báo thành hiện thực

Cách đây chỉ 2- 3 năm thôi, đã có nhiều cảnh báo về một đối thủ xuất khẩu gạo mới nổi rất đáng gờm, có khả năng cạnh tranh cao với gạo Việt Nam, đó là Campuchia. Đến nay, đó không chỉ là cảnh báo nữa mà đã thành hiện thực.

17/09/2015