Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đất chuyên trồng lúa nước được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm

Đất chuyên trồng lúa nước được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm
Ngày đăng: 24/04/2015

Cụ thể, căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

Về hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 10 triệu đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Về nguồn và cơ chế hỗ trợ, đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí; đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm

Nghị định cũng quy định cụ thể 3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

1- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

2- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã.

3- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với UBND cấp xã. UBND cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định  khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định nêu trên vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn Ri Voi Hiệu Quả Ở Bạc Liêu Nuôi Rắn Ri Voi Hiệu Quả Ở Bạc Liêu

Ông Lê Hồng Nguyên ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (Bạc Liêu) xây 1.500 m2 hồ nuôi rắn ri voi, tường cao 1,2 m, rộng 5 m, dài 10 m, ngăn ra mỗi ô 20 m2, xử lý thật kỹ cho hết mùi xi măng.

03/11/2012
TP.HCM Đẩy Mạnh Phát Triển Trồng Rau VietGAP TP.HCM Đẩy Mạnh Phát Triển Trồng Rau VietGAP

TP.HCM có những thế mạnh riêng các nơi khác không thể có được, đó là sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ gần chục triệu người. Vì vậy, diện tích gieo trồng rau quả của TP.HCM tăng lên mỗi năm từ diện tích lúa được chuyển đổi.

25/04/2012
Vũng Tàu: Trồng Xen Canh Dưa Hường Với Khoai Mì Vũng Tàu: Trồng Xen Canh Dưa Hường Với Khoai Mì

Trong điều kiện diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, nhiều nông dân ở xã Tam Phước (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn cách trồng xen dưa hường vào khoai mì, giúp tận dụng tốt diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập và giúp cho việc chăm sóc khoai mì hiệu quả cao hơn.

26/06/2012
Bài Toán Nào Cho Cà Phê Già Cỗi Ở Tây Nguyên? Bài Toán Nào Cho Cà Phê Già Cỗi Ở Tây Nguyên?

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, cả trăm ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã trở nên già cỗi, làm sụt giảm cả sản lượng và chất lượng chung của cà phê toàn vùng.

05/11/2012
Lợi Nhuận Lúa Cấy Bằng Máy Cao Hơn Cấy Tay 7 Triệu Đồng/ha Lợi Nhuận Lúa Cấy Bằng Máy Cao Hơn Cấy Tay 7 Triệu Đồng/ha

Sáng 8/6, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình cấy lúa bằng máy tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên.

11/06/2012