Đảo Bé Được Mùa Tỏi

Cùng với người trồng tỏi trên đảo Lớn (An Vĩnh, An Hải), hiện nay người trồng tỏi ở đảo Bé, xã An Bình, huyện Lý Sơn cũng đang khẩn trương thu hoạch diện tích tỏi đông xuân. Được mùa tỏi, không khí trên đảo Bé trở nên nhộn nhịp hơn.
Những ngày này trên đảo Bé người dân trở nên bận rộn hơn, người lớn thì ra đồng thu hoạch tỏi, người già, trẻ con ở nhà đảm nhiệm công việc cắt bỏ phần rễ và thân để kịp bán cho các tiểu thương từ đảo Lớn sang đặt hàng.
Cũng như bao gia đình khác trên đảo, thời điểm tỏi đang vào kỳ chín rộ gia đình bà Trần Thị Bông, xã An Bình liên tục bám đồng dài ngày để thu hoạch tỏi, phấn khởi cho biết: “Vụ tỏi này gia đình bà trồng 5 sào tỏi, nhờ thời tiết thuận lợi, cộng thêm chủ động được nguồn nước tưới tiêu, công chăm sóc từ ban đầu nên năng suất sau khi thu hoạch tăng gấp 3 lần so với vụ tỏi năm trước”. Theo nhẩm tính của bà Bông, với 5 sào tỏi khi thu hoạch năng suất cũng đạt trên 1 tấn tỏi, trừ chi phí gia đình lãi được khoảng chục triệu đồng.
Ở thời điểm đầu vụ, đảo Bé chịu ảnh hưởng liên tiếp các cơn bão khiến nhiều diện tích tỏi vừa được xuống giống bị mưa gió cuốn trôi. Tuy nhiên nhờ sự cần cù, chịu khó khôi phục sản xuất nên vụ tỏi đông xuân này đảo Bé trúng đậm.
Ông Trần Sơn, một nông dân ở đảo Bé chia sẻ: “Được mùa tỏi nông dân trên đảo rất phấn khởi, có thêm thu nhập, không những người dân chúng tôi lo cái ăn, cái mặc, vật dụng cho gia đình, con cái ăn học mà còn góp thêm phần chi phí để đầu tư sản xuất vào vụ xuân hè sắp đến”.
Ông Trần Minh Hoằng - Bí thư Đảng ủy xã An Bình cho biết: “Vụ tỏi đông xuân này toàn xã trồng trên 18 ha diện tích, nhờ thời tiết giữa vụ trở đi thuận lợi, bên cạnh đó chính quyền xã cũng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thường xuyên thăm đồng chăm sóc nên năng suất tỏi năm nay tăng từ 3-4 lần so với các vụ tỏi trước.
Hiện nay toàn xã đã thu hoạch được khoảng 14 ha diện tích, năng suất đạt 58 tạ/ha, sản lượng đạt 106 tấn”. Dự kiến trong vài ngày tới, bà con nông dân đảo Bé sẽ thu hoạch hoàn tất diện tích tỏi đông xuân-ông Hoằng nói.
Cùng với việc thu hoạch tỏi đông xuân, người dân đảo Bé cũng đang tập trung chăm sóc một số cây trồng vụ xuân hè với hy vọng cây trồng vụ tới sẽ bội thu, để đời sống người dân nơi đây được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.

Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).

Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.