Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận

Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 08/05/2012

Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.

Kết quả bước đầu

Trong những năm qua, tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Quý từng bước được đánh thức và phát triển qua hàng năm. Nếu như năm 2006 chỉ mới có 86 cơ sở nuôi, với diện tích hơn 15.800 m2 thì đến nay đã có 117 cơ sở nuôi, trong đó nuôi bằng lồng bè 106 cơ sở và 11 hồ chắn. Sản lượng nuôi trồng thu hoạch nếu như năm 2006 đạt 90 tấn sản phẩm thì đến nay con số này đã đạt 160 tấn/năm. Đối tượng thủy sản nuôi phổ biến hiện nay là cá mú; ngoài ra còn nuôi được tôm hùm, cá bớp, cá cam, cá chẽm… Nhờ nuôi trồng thủy sản mà một số hộ nghèo đã vươn lên khá giả, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và tăng một phần cho nguồn thu ngân sách địa phương. Đồng thời tạo cơ hội cho người nuôi trồng thủy sản Phú Quý hội nhập kinh tế thị trường và xuất khẩu một số sản phẩm sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…

Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Quý còn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch một cách căn cơ, cụ thể. Nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi, chưa có nhiều hộ sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng. Việc phòng trừ dịch bệnh cho các loại nuôi trồng trên biển Phú Quý còn nhiều bất cập, chưa có “phác đồ” điều trị cụ thể cho từng loại dịch bệnh, nên phong trào nuôi trồng thủy sản ở Phú Quý phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có.

Làm gì để đánh thức mạnh tiềm năng?

Để tiếp tục đánh thức tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản ở Phú Quý phát triển mạnh hơn, thiết nghĩ trong thời gian tới huyện Phú Quý cần rà soát, đánh giá bổ sung quy hoạch nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, để từ đó chỉ đạo phát triển có hiệu quả và bền vững. Các sở, ngành chuyên môn của tỉnh cần giúp huyện Phú Quý tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng cho các hộ nuôi, để nâng cao tỷ lệ sống của con giống và chất lượng sản phẩm. Đầu tư hệ thống quan trắc, kiểm soát môi trường, phòng trừ dịch bệnh cụ thể cho từng loại thủy sản nuôi trồng. Có được như vậy, nghề nuôi trồng thủy sản huyện Phú Quý mới có thể vươn lên, biến tiềm năng thành hiện thực.

Có thể bạn quan tâm

Địa Chỉ Tin Cậy Trong Sản Xuất, Cung Cấp Giống Cây Lâm Nghiệp Và Dược Liệu Địa Chỉ Tin Cậy Trong Sản Xuất, Cung Cấp Giống Cây Lâm Nghiệp Và Dược Liệu

Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) được thành lập tháng 8-2008, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam.

30/12/2013
Vụ Mía 2012-2013 Đạt Năng Suất Cao Vụ Mía 2012-2013 Đạt Năng Suất Cao

Kế hoạch niên vụ 2013-2014, toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trồng 636 ha, năng suất 59 tấn/ha; sản lượng 37.854 tấn. Theo báo cáo của Nhà máy Đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm từ 700- 720 ha.

10/12/2013
Triển Vọng Từ Cây Đậu Phộng Triển Vọng Từ Cây Đậu Phộng

đó, đậu phộng được xem là loại cây có hiệu quả kinh tế cao và thích nghi tốt với điều kiện canh tác nông nghiệp tại huyện miền núi này.

10/12/2013
Xoài Nghịch Vụ Thất Mùa Xoài Nghịch Vụ Thất Mùa

Huyện Định Quán có trên 4.700 hécta xoài, tập trung ở các xã: La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn... Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, những năm gần đây nhiều nhà vườn ở Định Quán đã chủ động áp dụng kỹ thuật xử lý xoài cho trái nghịch vụ.

10/12/2013
Ghe Cào Bắt Được Cá Hô Trên 120kg Ghe Cào Bắt Được Cá Hô Trên 120kg

Cá hô có chiều dài 1,2m, cân nặng hơn 120kg do ghe cào của chị Nguyễn Thị Hậu ở Trà Vinh bắt được trên sông Tiền, gần khu vực cầu Mỹ Thuận vào sáng 29/12/2013.

02/01/2014