Đáng nể mô hình trồng bưởi da xanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Năm qua vườn bưởi của anh Hưng thu hoạch khoảng 25 tấn trái, với giá bán bình quân 40.000 đ/kg, thu nhập mang lại cho gia đình hơn 1 tỷ đồng/năm.
Anh Tăng Tấn Hưng đang chăm sóc vườn bưởi da xanh sắp cho thu hoạch
Vài năm trở lại đây, phong trào chuyển đổi canh tác cây trồng, vật nuôi ở xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu - An Giang phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Anh Tăng Tấn Hưng là một điển hình về chuyển đổi cây trồng thành công từ lúa sang bưởi da xanh mỗi năm thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.
Gia đình anh Tăng Tấn Hưng, ở xã Phú Vĩnh, TX. Tân Châu có 4 ha đất ruộng chuyên trồng lúa. Những năm trước đây trồng lúa kinh tế không cao, chi phí cao, nhưng lợi nhuận thấp, giá cả bấp bênh nên cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Anh Hưng suy nghĩ, phải làm gì để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống trên chính những mảnh ruộng này. Lúc đầu anh đã chuyển một số diện tích đất trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò, tuy nhiên cũng không khá hơn trồng lúa.
Với lòng say mê lao động và tính ham học hỏi, anh Hưng đã đi học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây ăn trái ở nhiều địa phương. Sau khi nghiên cứu, đầu năm 2013, anh đã mạnh dạn chuyển đổi 3 công đất lúa thành đất vườn, anh đầu tư trồng hơn 400 gốc bưởi da xanh, cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Từ những thành công ban đầu, anh đã mở rộng diện tích hơn 1ha để trồng hơn 1.400 gốc bưởi da xanh. Qua hơn 3 năm canh tác, năng suất, sản lượng trái bưởi ngày càng gia tăng. Năm qua vườn bưởi của anh thu hoạch khoảng 25 tấn trái, với giá bán bình quân 40.000 đ/kg, thu nhập mang lại cho gia đình hơn 1 tỷ đồng/năm.
Anh Hưng chia sẻ: "Đi tham quan thấy người ta làm, mình về làm theo. Trồng bưởi tuy vất vả hơn trồng lúa, nhưng trồng bưởi thì nó thắng hơn và hiệu quả kinh tế hơn. Một công bưởi thu nhập cao hơn lúa gấp nhiều lần; vả lại giá cả ổn định, thu nhập cao cho nên giờ gia đình có dư chút đỉnh tiền bạc".
Hiện nay, mô hình trồng bưởi da xanh của anh đã được nhiều nông dân trong và ngoài địa phương học hỏi và làm theo. Không chỉ làm giàu cho bản thân, hiện nay anh còn cung ứng giống bưởi da xanh và hướng dẫn cho nhiều nông dân ở tại địa phương có nhu cầu chuyển đổi từ đất lúa sang trồng bưởi, hỗ trợ về mặt kỹ thuật canh tác, để bà con sản xuất.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Phú Vĩnh cho biết, mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái của anh Tăng Tấn Hưng hướng đi đúng, phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Toàn xã có gần 1.300 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đến nay nông dân đã chuyển đổi được 25 ha đất lúa sang trồng cây ăn trái. Hiện UBND xã Phú Vĩnh đang tiếp tục vận động nông dân tổ chức sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững mang lại giá trị kinh tế trong thời gian tới.
“Hiệu quả từ việc chuyển đổi đất lúa sang trồng bưởi da xanh của của anh Tăng Tấn Hưng đã mở ra một triển vọng mới trong việc chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao hơn. Qua đó giúp nông dân gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” ông Tùng nói.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.

Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, đến nay toàn tỉnh có 9.140ha lúa bị sâu, bệnh gây hại, giảm 641 ha so với trung tuần tháng 12 và giảm gần 12 ngàn ha so với cùng kỳ năm ngoái

Ông Tỉnh cho biết từ khi làm bẫy bắt và ngăn không cho côn trùng vào vườn, thì rau của ông không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn xanh tốt.

Hiện nay, người dân ấp cồn Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam đang rộ lên phong trào trồng cây táo. Từ những năm qua, cây táo đã đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho bà con.