Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắng Lòng Vụ Cá Nam

Đắng Lòng Vụ Cá Nam
Ngày đăng: 15/05/2014

So với cùng kỳ năm trước thì hiệu quả những tháng đầu vụ không được như ý muốn, nếu không muốn nói là quá thất vọng.

Với những ngư dân đầu sóng ngọn gió, mùa vụ cá Nam (từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) luôn là thời điểm ra khơi quan trọng nhất trong năm, được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn.

Thế nhưng, so với cùng kỳ năm trước thì hiệu quả những tháng đầu vụ không được như ý muốn, nếu không muốn nói là quá thất vọng.

Theo kinh nghiệm của những người trong nghề, thời gian này, do chịu tác động của gió mùa Tây Bắc, cá sẽ cuốn theo dòng và di chuyển vào gần bờ với số lượng lớn, nên những chuyến ra khơi thường chắc ăn đến 90%.

Song năm nay tình hình lại không được suôn sẻ, số lượng thuyền làm ăn có lãi rất ít, trong khi chi phí bỏ ra cho một chuyến đi không hề nhỏ, vì thế mà không ít người đang có tâm lý “chán biển”.

Không khí tại cảng cá Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) những ngày này khá trầm lắng. Cảnh người mua kẻ bán cũng yên ắng lạ thường, khác xa thời điểm chen chúc, giành giật nhau từng khay hải sản như vài tháng trước đó.

Theo ông Bùi Quang Ái (trú tại xã Quỳnh Long), chủ tàu NA 90072 TS, tình hình hiện tại nằm ngoài tính toán ban đầu: “Những năm trước, hiếm có chuyến nào ra khơi mà không có lãi, thậm chí có nhiều chuyến chỉ đi dăm bảy ngày đã kéo được vài chục tấn cá. Nhưng từ đầu vụ cá Nam đến nay, đi chuyến nào lỗ chuyến đó, cứ với cái đà này thì nguy to”.

Được biết, tổng chi phí cho 1 chuyến đi biển dài ngày (10 - 15 ngày) thường dao động từ 60 - 70 triệu đồng, do đó chí ít phải đánh bắt được khoảng 15 tấn cá thì may ra mới có chút “lộc biển” mang về.

Nhưng theo lời các chủ tàu, thời gian này gắng lắm cũng chỉ đạt từ 10 – 12 tấn (cùng kì năm ngoái ước đạt 30 tấn), mà đa phần lại là các giống cá tạp, giá trị thấp nên tiểu thương càng được thể ép giá.

Càng làm càng khó nên nhiều chủ tàu buộc phải thay đổi phương thức đánh bắt, từ xa bờ chuyển sang gần bờ, vừa tiết kiệm công cán, đồng thời giảm thiểu được rủi ro. Những tàu công suất lớn cũng bắt buộc phải có điều chỉnh: “Thay vì đi 3, 4 chuyến/tháng như trước đây thì giờ căng lắm cũng chỉ dám vươn khơi có 2 chuyến thôi, không thể làm khác được chú ạ, đó là phương án khả thi nhất lúc này rồi”, anh Lê Văn Hùng, trú tại xã Tiến Thuỷ buồn rầu.

Chỉ tiêu khai thác hải sản vụ Nam năm 2014 của tỉnh Nghệ An là 44.500 tấn (chiếm gần một nửa sản lượng của cả năm). Thế nhưng, với những gì đang diễn ra, thật khó cho ngành thuỷ sản Nghệ An đạt được kế hoạch.

Theo số liệu mới thống kê, sau 4 tháng đầu năm, huyện Quỳnh Lưu (địa phương có tàu thuyền quy mô nhất) mới chỉ đánh bắt được tầm 7.000 tấn hải sản, chiếm khoảng15%.

Lý giải về vấn đề trên, ông Hồ Khắc Huynh, Chủ tịch Hội Nghề cá Quỳnh Nghĩa cho biết: “Thời tiết năm nay thất thường, mưa rét, nắng nóng đan xen không biết đằng nào mà lần, điều đó gây khó khăn trong việc xác định chính xác luồng cá, dẫn đến năng suất đánh bắt bị sụt giảm nghiêm trọng, hiện mới chỉ đạt 60% so với cùng kì năm ngoái mà thôi”.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

11/05/2013
Bền Bỉ Với Con Tôm Sú Bền Bỉ Với Con Tôm Sú

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

04/06/2013
Chăn Nuôi Gà Tàu Theo Hướng An Toàn Sinh Học Tại Huyện Châu Thành (Long An) Chăn Nuôi Gà Tàu Theo Hướng An Toàn Sinh Học Tại Huyện Châu Thành (Long An)

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.

22/10/2012
Trồng Màu Trên Đất Lúa Trồng Màu Trên Đất Lúa

Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.

28/07/2013
Cá Chết Hàng Loạt Người Nuôi Cá Mú Lồng Khốn Đốn Ở Xã Bình Thuận (Quảng Ngãi) Cá Chết Hàng Loạt Người Nuôi Cá Mú Lồng Khốn Đốn Ở Xã Bình Thuận (Quảng Ngãi)

Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…

12/05/2013